Hãy tha thứ cho bản thân mình và cho người khác

Các bạn có cho rằng chúng ta nên trả thù hay không khi người khác gây xung đột với chúng ta?
 Hãy tha thứ cho bản thân mình và cho người khácMột câu tục ngữ phổ biến là “Răng cũng có thể cắn nhằm lưỡi”. Trong khi giao tiếp với những người xung quanh, chúng ta chắc chắn sẽ gặp không ít những va chạm, đụng chạm không mong muốn xảy ra. Với những đụng chạm này, chúng ta phải nên phải đối xử như thế nào cho phù hợp? Có nhất thiết phải trả đũa hay trả thù người làm bạn tổn thương hay không? Khi tôi còn bé, tôi học từ sách vở một câu nói của Mao Trạch Đông như sau “Nếu không ai đụng chạm tôi, tôi sẽ không đụng chạm họ, nhưng nếu một ai đụng chạm tôi, tôi chắc chắn sẽ trả đũa”. Trong lúc đó, tôi nghĩ rằng những gì mà ông nói đều là đúng lý lẽ bởi tôi còn quá nhỏ và chưa thể nhận thức được hết thế nào là đúng và thế nào là sai. 
Có nên trả thù khi người khác gây xung đột với chúng ta?
Vì thế, giống như những đứa trẻ khác, tôi coi những lời này của ông như là một thước đo hay tiêu chuẩn cho cuộc sống, và từ đó, không ai có thể đụng chạm đến tôi, và nếu có thì chắc chắn rằng tôi sẽ tìm cách trả đũa và không bao giờ tha thứ cho họ! Đừng nghĩ là tôi sợ sệt họ! Thái độ của tôi như là tên gà trống điên tiết. Tôi không sợ bị ăn hiếp, vì tôi luôn luôn sẵn sàng đối chọi. Tôi trở nên tính toán, so đo, và sống đúng theo nguyên tắc lấy máu đổi máu, và sẽ trả đũa cho bất cứ ai gây rắc rối cho tôi, thậm chí đến nỗi gây tổn thương cho người khác, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn nghĩ tôi là nạn nhân của họ.
Và rồi dần về sau khi tôi trưởng thành hơn một chút, tôi tự nghiệm ra một điều rằng. Sự trả thù trả đũa của tôi không làm tôi thấy vui vẻ hạnh phúc, mà trái lại tôi như bị cô lập và sống trong sự cáu bẳn thù hằn và nhỏ nhen. Và rồi tôi cũng đã học được cách để tha thứ. Trước tiên tôi tha thứ cho bản thân tôi trước vì những suy nghĩ và lối sống tự trói buộc mình.
Người ta nói rằng:
“Nếu bạn đạp trên đóa hoa lài, chúng sẽ để lại mùi thơm trên chân bạn, đó chính là sự tha thứ”
“Nếu một người không tha thứ cho người khác tức là không cho mình một lối thoát trong tương lai, vì khi mình mắc lỗi và cần sự tha thứ trong những trường hợp này”
“Không tha thứ là qua cầu rút ván”
“Không tha thứ là mang nặng mỗi khối âu lo trên vai trong suốt cuộc đời, và sống trong cảnh tối tăm, thù hận, khó thở và sợ hãi. Tha thứ là mở lòng rộng lớn, chất chứa tất cả những tốt lành và hoà dịu trong đời sống”



Tôn giáo Tây phương nhấn mạnh về tình yêu nhân loại và yêu thương kẻ thù của mình. Họ nói rằng “khi người ta đánh vào má trái của bạn, hãy đưa má phải của bạn cho họ”. Đạo Khổng của Trung quốc có những bài dạy về nhẫn nhịn rất hay với những yêu cầu tối thiểu như:
“Đừng cho người khác những gì bạn không muốn nhận”
“Nhường nhịn thì sẽ không bị gò bó và chắp cánh bay cao”
“Thù hận chỉ là lấy những sai trái của người khác để tra tấn chính bạn”
“Thù hận nên làm tan chứ không nên tạo ra. ”
Trường phái Phật nhận mạnh về mọi thứ đều có duyên nghiệp, và chúng ta phải trả những gì chúng ta vay, thực hiện từ bi, tu luyện nhẫn nhục và giải quyết những xung đột bằng thiện tâm.
Có nên trả thù khi người khác gây xung đột với chúng ta?
Bước ra khỏi cuộc xung đột, chúng thấy rõ ràng rằng nếu chúng ta trả đũa, chúng ta sẽ gây ra thù oán và lòng sục sôi với chua cay. Nhưng nếu chúng ta tha thứ, chúng ta sẽ có nhiều bạn, và thế gian sẽ là một thế giới an hoà, dễ chịu. Nếu chúng ta chọn lựa con đường đúng cho con người, thì tha thứ sẽ là điều chúng ta chọn.
Kể từ hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu tha thứ cho chính bản thân mình và tha thứ cho mọi người, và chính vì thế, cuộc sống sẽ là một thiên đường cho chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác

Được tạo bởi Blogger.