Lũ trên nguồn - truyện ngắn hay về người lính Biên phòng
Nghe đài báo lũ trên nguồn lại đổ về. Nước sông Lam mấy hôm nay đục ngầu chảy
cuộn xiết. Chị ngồi ở nhà mà lòng bồn chồn không yên. Từ hôm bão qua đến giờ
chị không liên lạc được với anh và đồng đội, không biết anh bây giờ tình hình
như thế nào.
Ảnh minh họa (theo Internet) |
Bữa ăn tối hôm nay cả nhà cùng hướng mắt về ti vi, thời sự đưa tin tình hình lũ
trên thượng nguồn, cơn lũ quét xuống bản làng, chỉ còn lại những xơ xác, những
ánh mắt ngơ ngác thất thần của người dân khi lũ vừa đi qua. Chỉ không đầy hai
tiếng đồng hồ tất cả gia tài sự nghiệp và cả người thân của họ đều trôi theo
dòng nước. Có hai chiến sĩ biên phòng đã bị lũ cuốn khi cố gắng vượt sang bên
kia bờ để cứu một em bé đang sợ hãi la hét trên thân cây. Người ta không nói rõ
danh tính của hai đồng chí ấy. Chị nhắm mắt cầu trời đó không phải là anh. Mẹ
khóc, lặng lẽ, giọt nước mắt len lỏi qua từng nếp nhăn. Bố nhìn mẹ chậc một
tiếng rồi động viên:
- Bà nó đừng khóc nữa, thằng Tâm nhà mình mệnh cao lắm, lũ rừng không quật ngã được nó đâu.
Bố động viên mẹ vậy thôi chứ chị biết trong lòng bố cũng nóng ruột ngóng tin anh.
Nghe mẹ anh kể lại, khi bố anh tham gia chiến dịch biên giới mẹ mới sinh chị Lanh được một tháng. Bố cứ đi biền biệt, lúc thời gian chiến tranh ác liệt, cả năm trời mẹ không nhận được thông tin nào từ bố, mẹ cũng chỉ biết ôm con chờ đợi và hi vọng. bố trở về với thương tật 60% khắp người chi chít vết sẹo, một bên mắt không còn nhìn được nữa. Mẹ lặng thầm nhuốt nước mắt vào trong động viên bố. Với mẹ, bố trở về dù thế nào vẫn là một niềm hạnh phúc, vì nhiều bà mẹ khác cả đời ngóng tin chồng con, khóc mù cả hai mắt mà vẫn vô vọng.
- Thằng Tâm giống y hệt bố nó, gan lì lắm. Khi nó quyết định đi bộ đội, bố mẹ biết là nó đã lựa chọn chắc chắn nên tôn trọng quyết định của nó. Cuộc đời của mẹ không biết bao giờ mới có thể an lòng được đây?
Mẹ chép miệng thở dài.
10h, ru con ngủ xong chị mới bắt đầu ngồi vào bàn với những trang viết. Trước chị học báo chí, chị đã từng có ước mơ với những miền đất mới, những cung đường say mê hút hồn chị. nhưng yêu anh nên chị đã chấp nhận trở về làm hậu phương bên anh, ở nhà chăm lo cho gia đình để anh yên tâm công tác. Chị từ bỏ thiên đường mơ ước về làm ở xã để được gần nhà, tiện chăm sóc bố mẹ, con cái, lo việc dòng họ thay anh ở nơi xa xôi. Thời gian rảnh mỗi đêm chị dành để đọc sách, viết truyện và viết nhật kí.
"Ngày ... tháng ... năm ...
Bốn ngày rồi không liên lạc được với anh, chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, cầu trời cho anh vẫn bình yên. Hôm nay mẹ khóc, mẹ khóc vì thương anh. Em cũng thương anh nhiều lắm, nhưng em không được khóc, em không cho phép mình yếu mềm, là vợ lính phải kiên cường, anh đã từng nói với em như vậy mà. Em sẽ làm được. Anh và đồng đội hãy luôn bình yên nhé! Anh an tâm, bố mẹ, em và con vẫn khỏe. Bống dạo này ngoan lắm, không hay ốm vặt nữa, không uốn mẹ nữa. Ngày nào nó cũng ôm khư khư cái hình cưới của vợ chồng mình, hình anh mặc quân phục ấy. Nó bảo mẹ ơi, ba con là bộ đội, con sẽ ngoan để sau này đi bộ đội như ba. Nhìn con em lại nhớ anh, nhớ đến quặn lòng. Mong lũ đừng về nữa, anh sẽ đỡ vất vả hơn.
- Bà nó đừng khóc nữa, thằng Tâm nhà mình mệnh cao lắm, lũ rừng không quật ngã được nó đâu.
Bố động viên mẹ vậy thôi chứ chị biết trong lòng bố cũng nóng ruột ngóng tin anh.
Nghe mẹ anh kể lại, khi bố anh tham gia chiến dịch biên giới mẹ mới sinh chị Lanh được một tháng. Bố cứ đi biền biệt, lúc thời gian chiến tranh ác liệt, cả năm trời mẹ không nhận được thông tin nào từ bố, mẹ cũng chỉ biết ôm con chờ đợi và hi vọng. bố trở về với thương tật 60% khắp người chi chít vết sẹo, một bên mắt không còn nhìn được nữa. Mẹ lặng thầm nhuốt nước mắt vào trong động viên bố. Với mẹ, bố trở về dù thế nào vẫn là một niềm hạnh phúc, vì nhiều bà mẹ khác cả đời ngóng tin chồng con, khóc mù cả hai mắt mà vẫn vô vọng.
- Thằng Tâm giống y hệt bố nó, gan lì lắm. Khi nó quyết định đi bộ đội, bố mẹ biết là nó đã lựa chọn chắc chắn nên tôn trọng quyết định của nó. Cuộc đời của mẹ không biết bao giờ mới có thể an lòng được đây?
Mẹ chép miệng thở dài.
10h, ru con ngủ xong chị mới bắt đầu ngồi vào bàn với những trang viết. Trước chị học báo chí, chị đã từng có ước mơ với những miền đất mới, những cung đường say mê hút hồn chị. nhưng yêu anh nên chị đã chấp nhận trở về làm hậu phương bên anh, ở nhà chăm lo cho gia đình để anh yên tâm công tác. Chị từ bỏ thiên đường mơ ước về làm ở xã để được gần nhà, tiện chăm sóc bố mẹ, con cái, lo việc dòng họ thay anh ở nơi xa xôi. Thời gian rảnh mỗi đêm chị dành để đọc sách, viết truyện và viết nhật kí.
"Ngày ... tháng ... năm ...
Bốn ngày rồi không liên lạc được với anh, chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, cầu trời cho anh vẫn bình yên. Hôm nay mẹ khóc, mẹ khóc vì thương anh. Em cũng thương anh nhiều lắm, nhưng em không được khóc, em không cho phép mình yếu mềm, là vợ lính phải kiên cường, anh đã từng nói với em như vậy mà. Em sẽ làm được. Anh và đồng đội hãy luôn bình yên nhé! Anh an tâm, bố mẹ, em và con vẫn khỏe. Bống dạo này ngoan lắm, không hay ốm vặt nữa, không uốn mẹ nữa. Ngày nào nó cũng ôm khư khư cái hình cưới của vợ chồng mình, hình anh mặc quân phục ấy. Nó bảo mẹ ơi, ba con là bộ đội, con sẽ ngoan để sau này đi bộ đội như ba. Nhìn con em lại nhớ anh, nhớ đến quặn lòng. Mong lũ đừng về nữa, anh sẽ đỡ vất vả hơn.
Ảnh minh họa (theo Internet) |
Anh ơi, ở nhà em trồng được một cây đào rồi, tết này anh về xem, đẹp lắm, nhưng
chắc phải tết sau mới ra hoa được. Tết anh về ... nếu tết này anh về ..."
Nước mắt chị rơi ướt nhòe trang nhật kí. Anh chị cưới nhau năm năm rồi nhưng anh mới ăn tết ở nhà đúng một lần. Trong lòng chị biết, chỉ cần có anh ở nhà, thì không hoa đào, không bánh chưng, cái tết của cả gia đình chị vẫn sẽ rất vui và hạnh phúc.
Chị gục xuống ngủ quên bên trang nhật kí, mà không hay một điều rằng anh đã đứng ngắm chị trong đêm. Đơn vị cử anh cùng tổ công tác đi dọc bờ sông phối hợp với bộ chỉ huy quân sự địa phương tìm kiếm thi thể hai đồng chí bị lũ cuốn, tranh thủ thời gian đợi ở bộ chỉ huy quân sự huyện, anh tạt qua nhà. Anh về rất lặng lẽ, cả nhà chỉ có mẹ biết anh về, vì mẹ trằn trọc không ngủ khi nghe tiếng mở cổng lạch cạch mẹ bật đèn ra xem thì thấy anh về, mẹ toan đánh thức chị dậy nhưng anh ngăn lại:
- Cứ để yên cho cô ấy ngủ mẹ ạ, con về một lát rồi con lại phải đi ngay con sợ cô ấy buồn và lo lắng nhiều hơn, nhiệm vụ trên giao con chưa hoàn thành được, mấy đồng chí ấy đang còn nằm dưới lòng sông lạnh lẽo.
Anh vào phòng ngủ của hai vợ chồng thấy chiếc đèn trên bàn sách vẫn bật, chị gục đầu xuống bàn thiếp đi. Anh nhìn rõ khuôn mặt của người vợ thân yêu. Trông chị gầy hơn rất nhiều, mắt thâm quầng. Anh lấy chiếc chăn mỏng nhẹ nhàng đắp lên người cho chị, rồi quay sang hôn cái Bống. Chưa đầy 30' anh lại đi.
Hôm ấy chị mơ anh về, chị đã ôm anh thặt chặt, gục đầu vào vai anh nức nở. Anh siết chặt chị trong vòng tay ấm áp, nhẹ nhàng an ủi. Tiếng con cựa mình làm chị tỉnh giấc, chị giật thót mình khi thấy chiếc chăn mỏng được quàng qua người. Trên bàn có một mảnh giấy nhỏ:
"Anh về gấp nên không đánh thức em dậy, cả nhà vẫn bình an là anh yên tâm rồi, cảm ơn em nhiều lắm, từ sau em nhớ đi ngủ sớm, đừng thức khuya nữa nhé không anh sẽ lo lắng nhiều lắm đấy. Anh đi khi nào xong nhiệm vụ, nghỉ phép anh sẽ về với hai mẹ con, anh sẽ đưa hai mẹ con về quê ngoại. Hôn vợ yêu, anh yêu vợ nhiều lắm."
Nước mắt chị rơi ướt nhòe trang nhật kí. Anh chị cưới nhau năm năm rồi nhưng anh mới ăn tết ở nhà đúng một lần. Trong lòng chị biết, chỉ cần có anh ở nhà, thì không hoa đào, không bánh chưng, cái tết của cả gia đình chị vẫn sẽ rất vui và hạnh phúc.
Chị gục xuống ngủ quên bên trang nhật kí, mà không hay một điều rằng anh đã đứng ngắm chị trong đêm. Đơn vị cử anh cùng tổ công tác đi dọc bờ sông phối hợp với bộ chỉ huy quân sự địa phương tìm kiếm thi thể hai đồng chí bị lũ cuốn, tranh thủ thời gian đợi ở bộ chỉ huy quân sự huyện, anh tạt qua nhà. Anh về rất lặng lẽ, cả nhà chỉ có mẹ biết anh về, vì mẹ trằn trọc không ngủ khi nghe tiếng mở cổng lạch cạch mẹ bật đèn ra xem thì thấy anh về, mẹ toan đánh thức chị dậy nhưng anh ngăn lại:
- Cứ để yên cho cô ấy ngủ mẹ ạ, con về một lát rồi con lại phải đi ngay con sợ cô ấy buồn và lo lắng nhiều hơn, nhiệm vụ trên giao con chưa hoàn thành được, mấy đồng chí ấy đang còn nằm dưới lòng sông lạnh lẽo.
Anh vào phòng ngủ của hai vợ chồng thấy chiếc đèn trên bàn sách vẫn bật, chị gục đầu xuống bàn thiếp đi. Anh nhìn rõ khuôn mặt của người vợ thân yêu. Trông chị gầy hơn rất nhiều, mắt thâm quầng. Anh lấy chiếc chăn mỏng nhẹ nhàng đắp lên người cho chị, rồi quay sang hôn cái Bống. Chưa đầy 30' anh lại đi.
Hôm ấy chị mơ anh về, chị đã ôm anh thặt chặt, gục đầu vào vai anh nức nở. Anh siết chặt chị trong vòng tay ấm áp, nhẹ nhàng an ủi. Tiếng con cựa mình làm chị tỉnh giấc, chị giật thót mình khi thấy chiếc chăn mỏng được quàng qua người. Trên bàn có một mảnh giấy nhỏ:
"Anh về gấp nên không đánh thức em dậy, cả nhà vẫn bình an là anh yên tâm rồi, cảm ơn em nhiều lắm, từ sau em nhớ đi ngủ sớm, đừng thức khuya nữa nhé không anh sẽ lo lắng nhiều lắm đấy. Anh đi khi nào xong nhiệm vụ, nghỉ phép anh sẽ về với hai mẹ con, anh sẽ đưa hai mẹ con về quê ngoại. Hôn vợ yêu, anh yêu vợ nhiều lắm."
Giọt nước mắt nóng hổi lại lặng lẽ lăn xuống hai gò má, và
cứ thế chị ngồi ôm con vào lòng đến hết đêm.
- Bố ơi, mua cho con cái bóng bay hình con mèo kia
đi, bố ơi con thích chiếc áo màu đỏ này.
- Ừ, được rồi con yêu. Chị ơi chiếc áo này bao nhiêu tiền ạ?
Chiều 29 tháng chạp, cả nhà đi chợ tết. Nhìn hai bố con quấn quýt bên nhau không rời mà lòng chị ngập tràn hạnh phúc. Năm nay anh được ăn tết ở nhà.
Lâu lắm rồi chị mới được ngắm cái dáng anh ngồi gói bánh chưng. Anh cặm cụi gấp khuôn dừa, chặt từng lá dong cho vừa khuôn. Chị sắc gạo, vo đậu. Anh cẩn thận gói từng chiếc bánh một vuông vức, thỉnh thoảng lại ngước đầu lên nhìn vợ trìu mến.
- Bố ơi, bố gói cho con một cái bánh trưng nhỏ nhé?
- Được rồi con yêu, đợi bố gói xong bánh trưng to để cúng ông bà tổ tiên rồi bố sẽ gói bánh chưng nhỏ cho con nhé!
Bống tíu tít cười chạy vòng quanh, thỉnh thoảng chạy lại víu cổ bố nũng nịu.
Nụ cười sung sướng của con gái, nụ cười hiền hòa của anh, nụ cười hạnh phúc của chị, nụ cười viên mãn của bố mẹ.
Đêm 30, cả nhà quây quần quanh mâm cỗ tất niên chờ đón giao thừa, bỗng có chiếc xe u oát đỗ xịch ngay trước cổng nhà chị. Anh chạy ra cổng một lát rồi đi vào. Có mấy đồng chí mặc quân phục Biên phòng vào chúc tết gia đình chị. Nhưng nhìn vào đôi mắt anh chị hiểu điều gì đang diễn ra. Chị lặng lẽ vào nhà xếp đồ đạc cho anh, mấy bộ quần áo, mấy gói bánh, mấy gói mứt gừng…Anh ôm chị thật chặt thì thầm:
- Em đừng buồn nhé, đơn vị có việc khẩn cấp, anh đi mấy ngày thôi, xong nhiệm vụ anh sẽ về với mẹ con em, chúng ta sẽ ăn tết bù. Em ở nhà thay anh đi chúc tết họ hàng nội ngoại, bà con làng xóm nhé!
Chị dặn lòng, cố nuốt nước mắt vào trong:
- Anh đi bình an nhé, anh yên tâm, em sẽ thay anh làm những phần việc còn lại.
Nụ hôn vội vàng, vòng tay ôm vội vàng, hơi ấm của anh vẫn còn vương quanh. Anh đi rồi, những giọt nước mắt mặn chát lăn dài trên môi, chị không dám khóc trước mặt anh, sợ anh đi không an lòng.
Không khí trong nhà trở nên trầm lắng, bố ngồi tựa lưng vào ghế trầm tư. Mẹ ôm Bống trong tay, nước mắt mẹ không thể chảy thêm được nữa.
- Tau cứ tưởng năm ni cả nhà sum vầy đón giao thừa, cuối cùng nó vẫn phải đi…
- Mẹ ơi, bố đi đâu rồi, bố không ở nhà ăn tết hả mẹ?
Tiếng chuông giao thừa điểm, chị lau vội nước mắt động viên cả nhà:
- Bố mẹ đừng buồn nữa, anh ấy đi mấy hôm rồi sẽ lại về thôi. Tại đơn vị anh có việc khẩn cấp, anh ấy sẽ bình an thôi, con tin là như vậy.
Nhật kí của chị cho ngày anh lên đường.
“Ngày … tháng … năm ...
Lại một cái tết không trọn vẹn, tiếng pháo giao thừa còn chưa kịp vang lên, biên giới gọi anh lên đường. Em sắp ba lô cho anh mà nước mắt chỉ trực trào ra. Thương anh quá! Anh hãy bình an, hãy luôn bình an anh yêu nhé!”
Không một lời trách móc, không một lời than vãn, lòng chị chỉ tràn ngập nhớ nhung, yêu thương dành cho anh. Chị tiếp tục chờ đợi, chờ đợi ngày anh trở về.
3h sáng anh gọi điện báo với chị anh đã lên đến đơn vị.
Một ngày, hai ngày,…tới ngày thứ năm, chị như vỡ òa khi thấy có cuộc gọi đến từ anh. Nhưng … đầu dây bên kia là giọng của người khác:
- Chị có phải Mai, vợ anh Tâm không? Anh Tâm bị thương, giờ đang cấp cứu ở bệnh viện huyện.
Tai chị như ù đi, chiếc điện thoại trên tay rơi xuống đất. Linh cảm đã mách bảo cho chị từ ngày anh đi là sẽ có điều chẳng lành, chị cầu mong cho điều ấy là sai, vậy mà … Chị ngồi thẫn thờ, không cho nước mắt chảy.
Xếp vội vàng mấy bộ quần áo vào túi, chị nói với bố mẹ là chị muốn lên đồn ăn tết muộn cùng đơn vị anh. Chị không dám cho bố mẹ anh biết.
Nơi anh công tác là một huyện miền núi xa. Mùng 5 tết mà vẫn chỉ có một chuyến xe duy nhất. Đứng chờ xe, lòng chị như lửa đốt. Suốt gần 4 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, đầu chị cứ miên man suy nghĩ. Anh sẽ không sao đâu, sẽ không sao đâu…
Chị vào phòng hồi sức cấp cứu. Anh nằm đó, đầu quấn băng trắng, chân phải bị bó bột. Bác sĩ bảo anh tạm thời qua cơn nguy kịch rồi nhưng vẫn đang còn hôn mê. Chị nhẹ nhàng ngồi xuống bên giường bệnh của anh, nắm lấy đôi bàn tay vẫn còn hơi ấm nhưng bất động. Chị xoa xoa hai tay của mình với tay anh, rồi áp tay anh lên má như anh vẫn thường làm vậy hồi anh chị yêu nhau. Đôi bàn tay thô ráp, chai sạn ấy đã đong đầy yêu thương bằng sự ấm áp. Chị cứ ngồi như vậy bên anh, rồi gục đầu trên tay anh thiếp đi. Tiếng chim ríu rít ngoài cửa sổ làm chị giật mình thức dậy, anh đã tỉnh từ khi nào. Đôi mắt anh nhìn chị với tất cả yêu thương. Họ, không ai nói với ai một lời nào, nhưng niềm vui, hạnh phúc ngập tràn.
- Suýt chút nữa anh không được về với mẹ con em nữa rồi.
- Suỵt! anh không được nói thế, anh vẫn bình an đấy thôi, anh sẽ mãi bình an. Anh mau lành bệnh để về với bố mẹ, với Bống và với em nhé!
Tình hình của anh ổn định rồi chị mới dám gọi điện về nhà báo cho bố mẹ biết. Nghe qua điện thoại giọng mẹ lạc đi, bố phải đỡ mẹ và nói chuyện với chị. Bố mẹ hiểu vì sao chị làm vậy nên cũng không trách móc gì, chỉ động viên chị cố gắng chăm sóc cho anh mau khỏe.
Nghe anh kể, hôm ấy do trời mưa, tối, địa hình rừng núi hiểm trở, anh đang cùng tổ trinh sát đi làm nhiệm vụ thì bị trượt chân xuống vực, may mà chỉ bị thương ở đầu, ở chân, hôn mê mất một ngày.
Rằm tháng giêng, chị đưa anh về. Họ hàng, làng xóm đến chật ních ngôi nhà nhỏ bé của gia đình chị. Ngôi nhà lại rộn rã tiếng cười. Cả gia đình quây quần quanh mâm cỗ, bé Bống tíu tít không rời bố nửa bước. Tết muộn nhưng hạnh phúc vì lũ nguồn đã tạm yên rồi.
- Ừ, được rồi con yêu. Chị ơi chiếc áo này bao nhiêu tiền ạ?
Chiều 29 tháng chạp, cả nhà đi chợ tết. Nhìn hai bố con quấn quýt bên nhau không rời mà lòng chị ngập tràn hạnh phúc. Năm nay anh được ăn tết ở nhà.
Lâu lắm rồi chị mới được ngắm cái dáng anh ngồi gói bánh chưng. Anh cặm cụi gấp khuôn dừa, chặt từng lá dong cho vừa khuôn. Chị sắc gạo, vo đậu. Anh cẩn thận gói từng chiếc bánh một vuông vức, thỉnh thoảng lại ngước đầu lên nhìn vợ trìu mến.
- Bố ơi, bố gói cho con một cái bánh trưng nhỏ nhé?
- Được rồi con yêu, đợi bố gói xong bánh trưng to để cúng ông bà tổ tiên rồi bố sẽ gói bánh chưng nhỏ cho con nhé!
Bống tíu tít cười chạy vòng quanh, thỉnh thoảng chạy lại víu cổ bố nũng nịu.
Nụ cười sung sướng của con gái, nụ cười hiền hòa của anh, nụ cười hạnh phúc của chị, nụ cười viên mãn của bố mẹ.
Đêm 30, cả nhà quây quần quanh mâm cỗ tất niên chờ đón giao thừa, bỗng có chiếc xe u oát đỗ xịch ngay trước cổng nhà chị. Anh chạy ra cổng một lát rồi đi vào. Có mấy đồng chí mặc quân phục Biên phòng vào chúc tết gia đình chị. Nhưng nhìn vào đôi mắt anh chị hiểu điều gì đang diễn ra. Chị lặng lẽ vào nhà xếp đồ đạc cho anh, mấy bộ quần áo, mấy gói bánh, mấy gói mứt gừng…Anh ôm chị thật chặt thì thầm:
- Em đừng buồn nhé, đơn vị có việc khẩn cấp, anh đi mấy ngày thôi, xong nhiệm vụ anh sẽ về với mẹ con em, chúng ta sẽ ăn tết bù. Em ở nhà thay anh đi chúc tết họ hàng nội ngoại, bà con làng xóm nhé!
Chị dặn lòng, cố nuốt nước mắt vào trong:
- Anh đi bình an nhé, anh yên tâm, em sẽ thay anh làm những phần việc còn lại.
Nụ hôn vội vàng, vòng tay ôm vội vàng, hơi ấm của anh vẫn còn vương quanh. Anh đi rồi, những giọt nước mắt mặn chát lăn dài trên môi, chị không dám khóc trước mặt anh, sợ anh đi không an lòng.
Không khí trong nhà trở nên trầm lắng, bố ngồi tựa lưng vào ghế trầm tư. Mẹ ôm Bống trong tay, nước mắt mẹ không thể chảy thêm được nữa.
- Tau cứ tưởng năm ni cả nhà sum vầy đón giao thừa, cuối cùng nó vẫn phải đi…
- Mẹ ơi, bố đi đâu rồi, bố không ở nhà ăn tết hả mẹ?
Tiếng chuông giao thừa điểm, chị lau vội nước mắt động viên cả nhà:
- Bố mẹ đừng buồn nữa, anh ấy đi mấy hôm rồi sẽ lại về thôi. Tại đơn vị anh có việc khẩn cấp, anh ấy sẽ bình an thôi, con tin là như vậy.
Nhật kí của chị cho ngày anh lên đường.
“Ngày … tháng … năm ...
Lại một cái tết không trọn vẹn, tiếng pháo giao thừa còn chưa kịp vang lên, biên giới gọi anh lên đường. Em sắp ba lô cho anh mà nước mắt chỉ trực trào ra. Thương anh quá! Anh hãy bình an, hãy luôn bình an anh yêu nhé!”
Không một lời trách móc, không một lời than vãn, lòng chị chỉ tràn ngập nhớ nhung, yêu thương dành cho anh. Chị tiếp tục chờ đợi, chờ đợi ngày anh trở về.
3h sáng anh gọi điện báo với chị anh đã lên đến đơn vị.
Một ngày, hai ngày,…tới ngày thứ năm, chị như vỡ òa khi thấy có cuộc gọi đến từ anh. Nhưng … đầu dây bên kia là giọng của người khác:
- Chị có phải Mai, vợ anh Tâm không? Anh Tâm bị thương, giờ đang cấp cứu ở bệnh viện huyện.
Tai chị như ù đi, chiếc điện thoại trên tay rơi xuống đất. Linh cảm đã mách bảo cho chị từ ngày anh đi là sẽ có điều chẳng lành, chị cầu mong cho điều ấy là sai, vậy mà … Chị ngồi thẫn thờ, không cho nước mắt chảy.
Xếp vội vàng mấy bộ quần áo vào túi, chị nói với bố mẹ là chị muốn lên đồn ăn tết muộn cùng đơn vị anh. Chị không dám cho bố mẹ anh biết.
Nơi anh công tác là một huyện miền núi xa. Mùng 5 tết mà vẫn chỉ có một chuyến xe duy nhất. Đứng chờ xe, lòng chị như lửa đốt. Suốt gần 4 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, đầu chị cứ miên man suy nghĩ. Anh sẽ không sao đâu, sẽ không sao đâu…
Chị vào phòng hồi sức cấp cứu. Anh nằm đó, đầu quấn băng trắng, chân phải bị bó bột. Bác sĩ bảo anh tạm thời qua cơn nguy kịch rồi nhưng vẫn đang còn hôn mê. Chị nhẹ nhàng ngồi xuống bên giường bệnh của anh, nắm lấy đôi bàn tay vẫn còn hơi ấm nhưng bất động. Chị xoa xoa hai tay của mình với tay anh, rồi áp tay anh lên má như anh vẫn thường làm vậy hồi anh chị yêu nhau. Đôi bàn tay thô ráp, chai sạn ấy đã đong đầy yêu thương bằng sự ấm áp. Chị cứ ngồi như vậy bên anh, rồi gục đầu trên tay anh thiếp đi. Tiếng chim ríu rít ngoài cửa sổ làm chị giật mình thức dậy, anh đã tỉnh từ khi nào. Đôi mắt anh nhìn chị với tất cả yêu thương. Họ, không ai nói với ai một lời nào, nhưng niềm vui, hạnh phúc ngập tràn.
- Suýt chút nữa anh không được về với mẹ con em nữa rồi.
- Suỵt! anh không được nói thế, anh vẫn bình an đấy thôi, anh sẽ mãi bình an. Anh mau lành bệnh để về với bố mẹ, với Bống và với em nhé!
Tình hình của anh ổn định rồi chị mới dám gọi điện về nhà báo cho bố mẹ biết. Nghe qua điện thoại giọng mẹ lạc đi, bố phải đỡ mẹ và nói chuyện với chị. Bố mẹ hiểu vì sao chị làm vậy nên cũng không trách móc gì, chỉ động viên chị cố gắng chăm sóc cho anh mau khỏe.
Nghe anh kể, hôm ấy do trời mưa, tối, địa hình rừng núi hiểm trở, anh đang cùng tổ trinh sát đi làm nhiệm vụ thì bị trượt chân xuống vực, may mà chỉ bị thương ở đầu, ở chân, hôn mê mất một ngày.
Rằm tháng giêng, chị đưa anh về. Họ hàng, làng xóm đến chật ních ngôi nhà nhỏ bé của gia đình chị. Ngôi nhà lại rộn rã tiếng cười. Cả gia đình quây quần quanh mâm cỗ, bé Bống tíu tít không rời bố nửa bước. Tết muộn nhưng hạnh phúc vì lũ nguồn đã tạm yên rồi.
Lê Đào Fanpage Học Viện Biên Phòng
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác