Với bố mẹ, con cái
luôn là số một trong gia đình. Và có một điều hiển
nhiên rằng bố mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy và giáo dục con trở thành những
con người tài giỏi mạnh khỏe. Tuy nhiên trong quá trình dạy dỗ con cái, không ít các bậc làm cha làm mẹ đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng
và tai hại dẫn đến việc con cái không
những trở nên tốt hơn mà còn xấu đi.
Vậy làm thế nào để giáo dục và dạy
dỗ con cái tốt nhất? Hãy cũng Sống hay sống đẹp
tìm hiểu xem những sai lầm phổ biến của bố mẹ trong quá trình dạy dỗ và giáo dục
con cái là gì nhé.
1.
Nhồi nhét cho con ăn và cho rằng con béo là con sẽ khỏe
Với
rất nhiều bố mẹ Việt, điều quan trọng nhất trong chuyện ăn uống của con là hôm
nay con ăn được mấy bát mà không quan tâm cách con ăn đã đúng hay chưa, có gì
nguy hại sức khỏe không.
2. Bố
mẹ bận chơi với máy tính, điện thoại thay vì dành thời gian chơi với con
Những
đứa trẻ ít được tương tác với bố mẹ sẽ trở nên trầm cảm, ít nhanh nhạy, ít
thông minh hơn. Hãy đặt mình vào đứa trẻ, bạn có thấy chúng đang cô đơn
chính trong ngôi nhà của chúng không? Bạn có muốn sống trong 1 gia đình mà ai
cũng kè kè ôm điện thoại, không ai nói với ai 1 câu nào không?
|
Ảnh internet |
3. Vì
nghĩ con còn bé bỏng nên lúc nào cũng ôm ấp chiều chuộng con cả ngày
Ôm ấp
nhiều quá tạo cho con tâm lý vỏ bọc. Con cảm thấy yên ổn, an tâm khi nằm trong
vỏ bọc. Nhưng nếu mẹ đi vắng hoặc phải đi học thì bé bị quẳng ra ngoài vỏ bọc
và đương nhiên sẽ hoảng sợ. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thiếu tự tin ở trẻ.
4. Sử
dụng những lời quát mắng và những trận roi vọt để dạy dỗ con
Bố mẹ
luôn nghĩ trẻ hiểu những gì mình nói và những lời quát mắng, đòn roi sẽ có tính
răn đe làm cho trẻ sợ, phục tùng nhưng đánh đổi lại trẻ sẽ mất dần tự tin, tổn
thương tâm lý ...
5. Nói
và làm những điều xấu hoặc thiếu chuẩn mực vì nghĩ rằng con mình còn nhỏ chưa
biết gì. Và khi con học theo thì lại quay ra mắng con.
Cha
mẹ là tấm gương lớn nhất để con noi theo, xin hãy cẩn thận với lời nói, hành vi
ứng xử của mình.
6. Coi
việc chăm sóc con cái là trách nhiệm của các mẹ. Vẫn kiểu suy nghĩ “con hư tại
mẹ”
Đừng
bao giờ chối bỏ trách nhiệm làm bố của mình bởi sự nghiệp làm cha là sự nghiệp
vô cùng cao cả và đáng tự hào, hãy coi đó là 1 niềm vui đừng coi đó là trách
nhiệm là công việc của mình. Đủ yêu thương sẽ đủ thời gian cho gia đình các bố
nhé
7.
Chụp ảnh con để rồi đưa lên mạng mà không nghĩ rằng việc mình đang làm có thể
tiếp tay cho những kẻ xấu làm hại con mình.
8. Lôi
những thứ mà con sợ mang ra dọa con
Ma
quỷ, các chú công an hay các ông bà già xấu xí thường là những người được các bố
mẹ mang ra để dọa con mỗi khi con không nghe lời, làm cho con cảm thấy thể giới
này thật đáng sợ. Nếu bạn muốn con bạn thiếu tự tin, nhút nhát, tâm trạng hay
lo sợ.... Thì đây chính là cách nhanh nhất.
9. Lời
nói không đi đôi với hành động
Nhiều
bậc phụ huynh thường đe dọa con rất khiếp nhưng thực tế không bao giờ dám thực
hiện. Điều này khiến trẻ bắt thóp và hình thành tâm lý lỳ lợm.
10. Coi
thường suy nghĩ của con
Các
bậc làm cha làm mẹ thường cho rằng con còn bé hiểu gì mà nói, hiểu gì mà dạy. Trong
khi mọi thói quen, nề nếp, tính cách của trẻ đều được hình thành từ khi còn rất
nhỏ. Đến 8 tuổi một đứa bé coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý- nhân cách, quan điểm
sống cơ bản. Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định Con Chúng Ta Là
Ai.
11. Luôn
bắt con phải sống như người chết
Con
nghịch bắt con ngồi yên, con la hét bắt con im lặng. Khi trẻ không được giải
phóng năng lượng dư thừa (nguồn năng lượng mạnh mẽ này đều có ở tất cả những đứa
trẻ nhằm thúc đẩy chúng khám phá tìm hiểu thế giới), trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt,
có thể nảy sinh nhiều vấn đề hơn.
12. Giam
con trong nhà suốt ngày và không cho con tham gia các hoạt động ngoài trời vì sợ
bẩn, sợ con ốm.
Trải
nghiệm là cách để trẻ làm quen với thế giới, để khám phá, để học hỏi, thế nhưng
với suy nghĩ người lớn, chúng ta cho rằng đó là những trò nghịch ngợm vô bổ hoặc
nhiều cha mẹ kỹ tính lại sợ con bẩn.
13. Làm
hết mọi việc cho con.
Nhiều
bố mẹ vì nghĩ rằng con còn nhỏ nên thường làm hết mọi việc cho con, từ việc rửa
mặt, đánh răng, ăn cơm, … đến khi con ỉ lại, thiếu tự giác thì quay lại mắng. Nếu
làm như vậy có nghĩa là cha mẹ đang tước bỏ quyền được sống tự lập từ sớm của
con. Không những trẻ sẽ sống ỷ lại mà trẻ ra đời sẽ kém tự tin, không hoạt bát
nhanh nhẹn bằng người khác.
14. Không
dạy con ứng phó với các tình huống nguy hiểm
15.
Không dạy con các nguyên tắc tự bảo vệ bản thân khỏi nạn xâm hại, bắt cóc và lạm
dụng tình dục.
16.
Bố mẹ lúc nào cũng chỉ mê thành tích nên luôn ép con học sớm và học thật nhiều.
17.
Vì quá bận rộn nên dành ít thời gian cho con cái
18.
Cho con uống thuốc vô tội vạ ngay khi con chẳng bị bệnh gì
Nhiều khi có những thứ khó nói lắm các bác ạ! Áp lực cuộc sống áp lực gia đình. áp lực vật chất đè lên đầu haza !
Trả lờiXóa