Nếu là người phụ nữ khôn ngoan, bạn hãy học cách sống như nước
Nói
đến nước, người ta sẽ nghĩ “Nước trong xanh, nước hiền hòa; nước kiên trì, bền bỉ,
nước mong manh nhưng mạnh mẽ, nước một lòng hướng về biển khơi …”. Nước hội
tụ đủ những phẩm chất của một con người có chí hướng, chung thủy và sẽ đi đến
mục tiêu cuối cùng bằng sự nỗ lực của mình. Nước mềm mại, hợp với phụ nữ hơn,
nhưng tôi nghĩ dù là đàn ông hay phụ nữ thì cũng hãy học cách sống như nước!
“Nhân
sinh tựa như chén nước, muốn trọn vẹn thật khó lắm thay! Cùng một chén nước, có
người thấy nó vơi, nhưng có người lại thấy nó đầy”. Nếu bạn chỉ thấy chén nước
vơi có nghĩa là bạn đã vứt bỏ niềm vui và đang tự chuốc lấy dằn vặt vào thân.
Bí quyết của niềm vui và hạnh phúc nằm ở chỗ: “Nhìn thấy chén nước dù vơi hay
đầy cũng đều tận hưởng chén nước mà mình đang có”.
“Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi.
Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng”. Cuộc sống vốn dĩ là một chặng đường dài để thử thách
con người, sẽ không bao giờ có ai đó mãi bước trên thảm đỏ mà vẫn sinh tồn được
cả. Có những lúc tưởng như cùng đường, nhưng sau đó lại là một cánh cửa khác mở
ra. Có vấp ngã mới có trưởng thành, có những khó khăn mới trở nên mạnh mẽ. Vậy
nên, tâm thái chính là chìa khóa quyết định tất cả sự thành bại của chúng ta.
Có
một điều đáng nói đến ở đây đó là khuyết điểm của con người, đó là chỉ chăm
chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào nội tại bản thân để thay đổi
cho tốt. Con người có đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật, đó là cái lợi mà cũng
là cái hại:
- Nhìn người khác, nhưng lại không thấy chính
mình.
- Có thể thấy khuyết điểm của người khác nhưng
lại không thấy khuyết điểm của mình.
- Có thể thấy lòng tham của người khác nhưng lại
không thấy sự nhỏ mọn của mình.
- Có thể thấy cái xấu xa của người khác nhưng
lại không thấy cái ngu dốt của mình.
Cổ nhân vẫn nói : “Đại đạo như
nước” - muốn thành bậc trí huệ thì cần giống như nước vậy. Hãy học
cách sống như nước:
1.
Không tranh giành, không oán giận.
Lão
Tử từng nói: “Nước là nhất, là lợi ích cho muôn vật. Nhưng nước không tranh
giành”.
Đặc tính của nước luôn sống vì muôn vật, chẳng
tranh cao hơn thấp, cũng chẳng coi mình là người biết rộng, không khoe khoang,
tự cao. Bởi vì nó không tranh giành nên không có oán, giận, âu lo và muộn
phiền.
2.
Không tự kiêu và cho rằng “cá nhân” mình mãi trường tồn.
Đại
đạo rộng lớn như nước. Chẳng có chỗ nào mà nước không chảy đến, vạn vật đều tồn
tại sinh trưởng nhờ có nước. Nhưng không vì vậy mà nước trở nên kiêu căng, từ
chối nhiệm vụ. Nước vẫn nhẹ nhàng kính mình cho thiên nhiên mà chẳng đòi sự đền
đáp.
3.
“Nhìn lên cao để thấy mình còn thấp”
Nước
luôn hạ mình về chỗ thấp. Vì ở chỗ trũng thấp nên lúc nào cũng quảng đại với
quần chúng, hấp thu hết chất dinh dưỡng của cả thiên hạ để làm phong phú thêm
bản thân. Nước cũng nhẫn nhịn chấp nhận những nhược điểm, xấu xa của thiên hạ.
4.
Mềm mại và uyển chuyển
Thiên
hạ này chẳng có gì mềm như nước, mà cũng chẳng có gì sức công phá lại nguy hiểm
hơn nước. Vì mềm nên nó mới thể hiện sức mạnh của thiên nhiên. Trong cuốn sách
“Bão phác tử” từng nói: kim loại vì cứng mà nhanh hao mòn rồi gẫy. Nước do mềm
mại nên trường tồn theo thời gian.
5.
Không ngần ngại, luôn tiến về phía trước trong trạng thái vui vẻ.
Nước
chẳng ngại thời gian, chẳng kể tối chiều. Nước vẫn cứ chảy, anh dũng tiến về
phía trước. Hết chảy qua chỗ trũng, rồi đến hồ sâu. Đến chỗ có núi chặn nước tự
biết chuyển mình, nhẹ nhàng chảy tiếp. Gặp vật chắn giữa dòng thì tự biết tách
mình đảo chiều dòng chảy. Nước chẳng sợ gian nan, hiểm trở. Luôn hăm hở, nhiệt
tình tiến lên phía trước.
6.
Giàu lòng nhân ái, vị tha.
Nước
tượng trưng cho sự bao dung vĩ đại, sẵn sàng ôm vạn vật, sẵn sàng chứa đựng mọi
điều tốt đẹp hay xấu xa của vạn vật. Nước không quan tâm đến đúng hay sai, dù ở
sông hay ở suối nước đều chấp nhận hòa vào mình. Cũng chẳng khác gì tướng nhà
Thanh Lâm Tắc Từ từng nói: “Biển lớn dung nạp hàng trăm con sông. Tấm
lòng bao dung mới có thể vĩ đại. Vách núi nghìn trượng sừng sững cũng không
mang dục vọng thì có thể giữ mình cương trực suốt đời.”
Nhân
sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc sống được hoàn mỹ,
nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần. Thái độ của bạn khi
đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn
tới. Chỉ có lạc quan vào cuộc sống, tin tưởng vào chính mình, và không quên tu
dưỡng bản thân, bạn mới có thể bước qua nghịch cảnh và tiến lên phía trước.“Vật
cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh
biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn
lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến
đường cùng ắt hồi sinh!
Nước là vậy. Chẳng cố chấp, chẳng tự cao, khoe
khoang luôn quảng đại vì vạn vật. Nước cũng có thể lật thuyền hay nâng đỡ thuyền.
Nước có trăm điều thiện mà chẳng có một điều dối lừa.
Nước là thật, là hữu dụng
Người xưa có câu: Nước chảy cuối dòng
thành thác nước, người đến cùng đường người hồi sinh ... muốn an yên, hãy học
cách sống như NƯỚC.
Mọi người hãy nhớ lấy để cuộc sống luôn bình yên nhé!
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác