11 bí quyết giúp bạn sống vui vẻ hạnh phúc từ các chuyên gia tâm lý
Hạnh phúc là
điều mà tất cả chúng ta đều theo đuổi nhưng không ít người cảm thấy khó khăn để
nắm bắt hoặc duy trì cảm giác vui vẻ hạnh phúc. Đặc biệt trong thời điểm kinh tế
khó khăn, hạnh phúc dường như gắn liền với tiền lương tháng tới, một công việc
mới, hoặc một thứ gì đó xa vời hơn. Tuy nhiên tiến sĩ Robert Putnam của trường
đại học Harvard cho rằng: “tiền bạc có thể mua được hạnh phúc, nhưng không
nhiều”. Dường như hạnh phúc không phụ thuộc vào tiền bạc nhiều như chúng ta
nghĩ mà phụ thuộc nhiều hơn vào những người ở xung quanh ta, cách ta sống cuộc
đời mình, cách ta sử dụng thời gian và cách ta nhận thức về bản thân cũng như
cách ta chiêm nghiệm về những kinh nghiệm sống của bản thân.
11 bí quyết để sống một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn mà không đề cập tới tiền bạc được dựa
trên những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực tâm lý học và kinh nghiệm cá nhân
của một nhà tâm lý đang cố gắng để tìm hiểu và tìm kiếm hạnh phúc.Luyện tập thói quen biết trân trọng
Cho
dù chúng ta đang ở đâu hay đang làm gì, người hạnh phúc nhận ra rằng họ luôn có
điều gì đó để trân trọng. Nghiên cứu về mảng tâm lý học tích cực chỉ ra rằng
những người rèn luyện thói quen biết trân trọng thường vui vẻ hạnh phúc hơn, ít căng
thẳng và chán nản hơn. Người hạnh phúc có thể dễ dàng tìm thấy điều để trân
trọng xung quanh họ cho dù họ đang nhìn vào những vết nứt trên vỉa hè trong một
rừng bê tông hay khi đang ngắm mặt trời lặn trên đại dương. Chúng ta có thể dễ
dàng tìm thấy điều gì đó để trân trọng từ những việc nhỏ nhất như một bữa ăn
ngon, một quyển sách hay hoặc nụ cười của một người lạ ta gặp trên đường.
Mỗi
chúng ta có quyền lựa chọn cách chúng ta dành sự chú ý. Nếu ta tập trung vào
trân trọng vẻ đẹp và sự kỳ diệu của cuộc sống thay vì những phiền muộn và rắc
rối, ta sẽ thấy vui vẻ hạnh phúc và bình an hơn.
Tìm dòng chảy cho mình (tìm một việc để nhập tâm) - Find a place of Flow
Trong
tâm lý học tích cực, khái niệm “dòng chảy” được định nghĩa là “hoàn toàn nhập
tâm vào một hoạt động”. Khi ta trong dòng chảy như vậy, ví dụ khi đọc một cuốn
sách hay, sự tự nhận thức về bản thân (self-awareness) tiêu tan, thời gian
ngừng trôi, và ta trở nên tập trung, bình yên, và chú tâm vào hoạt động lúc đó. Những
người thường xuyên đắm mình vào “dòng chảy” như vậy có xu hướng hạnh phúc, năng
suất, sáng tạo và khả năng tập trung cao hơn.
Bạn
có thể đạt đến trạng thái dòng chảy bằng cách dành sự chú tâm đặc biệt cho
những việc mà bạn thấy thú vị và đem lại những lợi ích về mặt nội tạị. Nói một
cách khác, hãy dành thời gian cho những điều bạn yêu thích. Để hiểu thêm về
cách tìm ra dòng chảy của bạn, hãy nghiên cứu cuốn sách “dòng chảy” của Tiến sỹ
Mikhal Csíkszentmihályi.
Cười nhiều hơn
Nếu
bạn cảm thấy tinh thần xuống dốc hoặc có một ngày khó khăn, hãy khiến bản thân
vui vẻ lên bằng cách suy nghĩ về một người, một địa điểm hay một tình huống
khiến bạn mỉm cười. Thật vậy, một nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng cười sẽ
khiến bạn sống vui vẻ hạnh phúc hơn cho dù bạn chỉ giãn cơ miệng và cười không có chủ ý.
Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn tại sao một hành động đơn giản là cười lại khiến bạn vui vẻ hạnh phúc hơn, có người cho rằng cười liên hệ tới các cơ mặt, khiến máu dễ lưu thông tới thùy trước của não bộ, nơi giải phóng Dopamin – một chất hóa học khiến bạn thấy vui vẻ. Vậy hãy xem một vài bộ phim hài và cười khúc khích nhé (hoặc có thể để cho ai đó cù nách bạn một chút cũng tốt).
Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn tại sao một hành động đơn giản là cười lại khiến bạn vui vẻ hạnh phúc hơn, có người cho rằng cười liên hệ tới các cơ mặt, khiến máu dễ lưu thông tới thùy trước của não bộ, nơi giải phóng Dopamin – một chất hóa học khiến bạn thấy vui vẻ. Vậy hãy xem một vài bộ phim hài và cười khúc khích nhé (hoặc có thể để cho ai đó cù nách bạn một chút cũng tốt).
Chấp nhận sai sót của bản thân
Đã
là con người, tất cả chúng ta đều không hoàn hảo và việc mắc sai lầm là điều
bình thường. Việc ta phủ nhận những sai lầm và cuộn mình trong cái tôi của bản
thân chỉ khiến ta thêm phiền muộn và ngăn cản ta học hỏi những bài học giá trị
từ những sai lầm đó, để giúp ta trưởng thành và tiến bộ hơn.
Duy trì thái độ lạc quan
Người
hạnh phúc có xu hướng phản ứng các sự kiện tiêu cực theo một cách tích cực hơn.
Nhà tâm lý học tích cực, Tiến sỹ Martin Seligman định nghĩa lạc quan là “phản
ứng với các vấn đề với sự tự tin và khả năng cá nhân cao”. Cụ thể hơn, đó là sự
nhận biết rằng các sự kiện tiêu cực là tạm thời và bị giới hạn trong phạm vi.
Nghiên cứu đã cho thấy sự liên kết giữa sự lạc quan với rất nhiều kết quả tích cực bao gồm tuổi thọ, khả năng phục hồi bệnh tật, sức khỏe thể chất tổng thể, kỹ năng đối phó và giải quyết vấn đề trong những tình huống khó khăn được nâng cao.
Nghiên cứu đã cho thấy sự liên kết giữa sự lạc quan với rất nhiều kết quả tích cực bao gồm tuổi thọ, khả năng phục hồi bệnh tật, sức khỏe thể chất tổng thể, kỹ năng đối phó và giải quyết vấn đề trong những tình huống khó khăn được nâng cao.
Tóm
lại, lạc quan là yếu tố trung tâm để duy trì cuộc sống vui vẻ hạnh phúc và khỏe mạnh.
Vì vậy khi đang gặp khó khăn và phiền muộn, hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn
đề.
Hãy ở gần những người biết nâng đỡ người khác
Mặc
dù cuộc sống này đôi khi giống như một cuộc hành trình cá nhân, ta cần những
người xung quanh ở bên để sống vui vẻ hạnh phúc hơn. Thực tế, một nghiên cứu gần đây cho
thấy rằng những mối quan hệ xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc, hơn
cả thu nhập hay sự giàu có. Ví dụ, theo một nghiên cứu đột phá của Robert
Putnam, có một người bạn tốt có thể tăng cảm giác vui vẻ hạnh phúc gấp ba lần so với
mức lương mang lại, và khi tham gia vào một nhóm cộng đồng xã hội, con số đó là
gấp đôi so với mức lương mang lại.
Thông
điệp ở đây là sự hỗ trợ về mặt xã hội là một chỉ số rất lớn mang lại hạnh phúc
và thậm chí tuổi thọ cao. Vì vậy hãy tạo dựng các mối quan hệ xã hội tích cực,
ở gần những người khiến bạn cảm thấy tích cực và tránh xa những người làm bạn
cảm thấy tiêu cực.
Học cách nói “Không”
Theo
tiến sỹ tâm lý Thema Davis “Nói CÓ với hạnh phúc nghĩa là học cách nói KHÔNG
với những điều hoặc những người khiến bạn căng thẳng. Nói CÓ với tất cả mọi
người và mọi thứ khiến bạn cảm thấy quá tải và còn lại ít thời gian và nguồn
lực để chăm sóc bản thân bạn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đồng ý làm những
điều mà không phù hợp với quan điểm của bạn, hoặc cho phép bản thân bị gây áp
lực trong những tình huống mà bạn cảm thấy không thoải mái.
Căng
thẳng phát sinh từ cảm giác quá tải có thể làm giảm nghiêm trọng hạnh phúc và
sức khỏe của bạn. Trước khi cam kết với bất cứ điều gì hoặc bất cứ người nào,
hãy suy nghĩ tầm ảnh hưởng của nó tới bạn và học cách nói KHÔNG khi cần thiết.
Tắt các thiết bị công nghệ và dành nhiều thời gian hơn với thiên nhiên
Tạo
hóa không tạo ra con người chỉ để cả ngày ngồi bên chiếc bàn để dán mắt và tai
vào những thiết bị công nghệ. Không, chúng ta được tạo ra để hoạt động ngoài
trời và gần gũi với thiên nhiên, tránh xa công nghệ, điện thoại di động và màn
hình tivi. Theo báo Harvard Health, hoạt động ngoài trời với thiên nhiên liên
quan tới hạnh phúc bởi vì ánh sáng làm tâm trạng hứng phấn hơn bên cạnh việc
cung cấp vitamin D cho cơ thể.
Nếu
bạn thực sự muốn tăng tối đa lợi ích của các hoạt động ngoài trời, hãy dành
thời gian với không gian xanh. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu kết hợp thời gian ngoài
trời với các hoạt động như thiền, yoga, hoặc các hoạt động trị liệu khác. Có
rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tất cả những hoạt động này sẽ cải thiện
tâm trạng của bạn cũng như sức khỏe toàn diện.
Học cách tha thứ
Điều
này có vẻ là một thử thách cho nhiều người đã từng làm điều gì đó sai trái hoặc
đã có trải nghiệm đau thương trong cuộc sống gây ra bởi người khác. Như người
bạn đời của tôi, Jimmy Ohm luôn nói rằng, “tha thứ không có nghĩa những gì đã
xảy ra là không sao, nó chỉ có nghĩa rằng bạn muốn buông bỏ nỗi đau đó.” Khi chúng
ta giữ sự giận dữ, oán hận, sự sợ hãi đối với người khác bên trong mình, chúng
sẽ chiếm chỗ của hạnh phúc và bình yên.
Tiến sỹ Fred Luskin của dự án “Forgiveness – Tha thứ” tại trường đại học Stanford đã nhận ra rằng tha thứ là yếu tố cực kỳ quan trọng mang lại hạnh phúc, “Tha thứ là kinh nghiệm của sự bình yên trong giây phút hiện tại”.
Tiến sỹ Fred Luskin của dự án “Forgiveness – Tha thứ” tại trường đại học Stanford đã nhận ra rằng tha thứ là yếu tố cực kỳ quan trọng mang lại hạnh phúc, “Tha thứ là kinh nghiệm của sự bình yên trong giây phút hiện tại”.
Thử những điều mới lạ
Người
hạnh phúc không ngại để thúc đẩy bản thân vượt qua rào cản của họ và thử những
điều mới. Nghiên cứu bởi nhà tâm lý học, tiến sỹ Rich Walk đã chỉ ra rằng:
những người tham gia vào đa dạng các loại trải nghiệm có xu hướng duy trì cảm
xúc tích cực hơn những người có ít trải nghiệm hơn. Chắc chắn nó có vẻ đáng sợ
lúc đầu, nhưng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Bằng cách vượt ra ngoài
vùng an toàn của bạn, bạn có thể gây ngạc nhiên cho chính mình và vượt quá mong
đợi của bạn. Và nếu nó không đúng như kế hoạch, ít nhất bạn đã thử nó, phải
không?
Như
tiến sỹ Alex Lickerman M.D đã viết trong trang web của ông “Happiness in this
world”, thử điều gì đó mới mẻ đòi hỏi lòng can đảm, nó mở ra cơ hội cho bạn, nó
giúp bạn tránh khỏi cảm giác chán chường và có lẽ quan trọng hơn đó là, nó thúc
đẩy bạn phát triển. Vậy những gì bạn muốn thử nhưng bạn không nghĩ bạn có đủ
can đảm. Bạn còn chờ gì nữa?
Khi nhìn vào gương mỗi sáng, hãy nói “I LOVE YOU”
Đối với nhiều người chúng ta, yêu bản thân là thách thức và rào cản lớn nhất ngăn cản chúng ta hạnh phúc. Hàng năm trời chúng ta được nghe từ gia đình, nhà trường, và đặc biệt từ truyền thông rằng chúng ta chưa đủ tốt, chưa đủ thành công, chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ khả năng, và hơn thế nữa.. khiến nhiều người chúng ta cảm thấy bị hạ gục và không xứng đáng. Sự thật là cho dù bạn là ai và điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn, bạn xứng đáng được yêu thương. Không ngừng nói điều đó với bản thân cho đến khi bạn thực sự tin tưởng nó.
Các
nhà tâm lý học từ lâu đã biết rằng lòng tự trọng (ở đây nghĩa là yêu bản thân,
tự hào vào bản sắc riêng, tin tưởng vào khả năng riêng và tin rằng mình xứng
đáng để được yêu thương…) là chất kết nối với hạnh phúc. Nhưng làm sao để xây
dựng được nó ? Tôi tin rằng chúng ta xây dựng sự tự trọng thông qua việc luyện
tập yêu thương và chấp nhận bản thân. Một trong những điều đơn giản nhất mà bạn
có thể làm là khi nhìn vào gương vào mỗi sáng, hãy nói với chính mình rằng “I
love you”. Đối với người này, nó có thể đơn giản nhưng đối với người khác, có
thể là thử thách thực sự. Nhưng thông qua thực hành câu thần chú này, bạn có
thể học được cách yêu bản thân mình và con đường để yêu thương bản thân vô điều
kiện là một hành trình dài và không có điểm dừng.
Theo themindunleashed
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác