Hài hước chuyện “xe công” hóa thành “xe ông” rồi “xe ông” lại biến thành “xe công”
Nước đã
nghèo, dân còn khổ mà đụng đâu tham nhũng, lãng phí đấy thì hỏi đến bao giờ mới
ngóc đầu lên cho bằng thiên hạ?
Việc “xe
công” hóa thành “xe ông” rồi “xe ông” lại biến thành “xe công” đang khiến cho
lĩnh vực xe cộ trở thành ma trận với những biến hóa khôn lường. Song, dù có
“thiên biến, vạn hóa” thì nó vẫn không ngoài một mục tiêu duy nhất, đó là túi
tiền nhà nước hay nói cách khác, tiền thuế của dân.
Theo nguồn tin từ Dân trí, kết quả bước đầu đợt rà
soát xe công của tất cả các bộ, ngành, địa phương mà Cục Quản lý công sản, Bộ
Tài chính đang thực hiện cho thấy, lượng xe công dư thừa cả nước hiện nay khoảng
7.000 chiếc.
Trong số các bộ, ngành, địa phương dư thừa nhiều
xe nhất phải kể đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thừa 176 xe), Bộ
Công Thương (thừa 57 xe), hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam (thừa 82 xe), tỉnh Bình Thuận (thừa 29 xe), tỉnh Quảng Ninh (thừa 73 xe) ...
Không, nói
như thế chưa chính xác bởi núi tiền đó đang dần mục rữa và còn kéo theo nhiều,
rất nhiều những khoản chi khác như mất giá theo thời gian và cả ngàn tài xế “ăn
theo”.
Tính số to quá, nhỡ lại nhầm lẫn, xin lấy con số
176 xe dư thừa của “siêu bộ” Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và 57 xe của
Bộ Công thương mà báo Dân trí đưa lên chẳng hạn. Mỗi tháng, riêng số tiền chi
cho lượng xe cộ dư thừa ở hai Bộ này đã là 233 chiếc, tức là có tới 233 tài xế
“dư thừa” theo qui định.
Giả sử mỗi
bác tài chi phí mất 10 triệu đồng/tháng thì 233 bác đã mất đứt 2,33 tỉ đồng. Đó
là chưa kể hàng loạt những chi phí “ăn theo” khác.
Song, nếu
như đối chiếu với qui định theo tỉ lệ, mới thấy sự “xé rào” lớn đến thế nào khi
định mức chỉ được có 276 xe nhưng thực tế, Bộ NN&PTNT có tới 452 xe, tức là
tỉ lệ 452/276.
Nói thẳng
ra, với 7.000 xe công “thừa” này chắc chắn không ít cái là làm trái với Quyết định
32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng càng nguy hiểm hơn, tình trạng mua
sắm, sử dụng xe công ở các bộ, ngành, địa phương này không phải là cá biệt mà
có thể nói "đụng đâu sai đó".
Theo số liệu
của Cục quản lý công sản, hiện cả nước có khoảng 40.000 xe công, tổng chi phí
cho số xe công hoạt động trong 1 năm: Xăng xe, chi phí bảo dưỡng, tiền lương
cho lái xe... khoảng 13.000 tỉ đồng/năm. Hiện có khoảng 30% số xe công đến hạn
thanh lý với số lượng lên tới trên 11.000 chiếc…
Đó là những
con số kinh hoàng đối với nền kinh tế đang khó khăn lúc này.
Câu hỏi đặt
ra là vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Tại sao sai phạm lại có thể diễn ra một
cách lâu dài và “phổ biến” ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương? Việc làm trái với
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ rồi đây sẽ được xử lý như thế nào? Ai phải
chịu trách nhiệm khi một “núi tiền” của dân bị phung phí và sử dụng một cách
sai trái như thế?
Chỉ một
lĩnh vực xe công đã thế, các lĩnh vực khác thì ra sao chắc là không khó đoán biết.
Cho nên, chỉ khi nào những câu hỏi trên được trả lời minh bạch thì khi đó, tình
trạng coi tiền của nước, của dân như lá rụng ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm mới được khắc
phục.
Nước đã
nghèo, dân còn khổ mà đụng đâu tham nhũng, lãng phí đấy thì hỏi đến bao giờ mới
ngóc đầu lên cho bằng thiên hạ hả giời?
Theo Dân
Trí
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác