Những ảo tưởng và thực tế phũ phàng của những sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường sẽ
có rất nhiều nỗi lo. Và nỗi lo lớn nhất chính là tìm việc làm. Theo
thống kê hiện nay có đến 40% sinh viên mới ra trường không tìm được việc
làm. Tuy nhiên có nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp thường không nhận thức
được điều đó, họ vẫn luôn ảo tưởng về sức mạnh của tấm bằng đại học đỏ chót cầm
trên tay. Họ cho rằng với tấm bằng đại học mà học khó khăn lắm mới có thể lấy
được sẽ giúp học thành công hơn bao người khác, những người không có cơ hội
ngồi trên ghế giảng đường. Tuy nhiên có một thực tế phũ phàng là những sinh
viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ phải đối mặt với khó khăn, gian nan, vất vả mà
có lẽ khi ngồi trên giảng đường họ không bao giờ tưởng tượng ra.
1. Ảo tưởng rằng không phải ai
cũng đủ khả năng để thi đỗ vào đại học. Do vậy, khi đã trở thành sinh viên đại
học có nghĩa là mình thuộc “tầng lớp trí thức”, cho nên khi tốt nghiệp ra
trường chắc chắn sẽ có lương cao hơn những người lao động chân tay.
Nhưng thực tế rất phũ: Các
bạn sinh viên mới tốt nghiệp sẽ phải “ngậm ngùi” chấp nhận mức lương từ 2 đến 3
triệu ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống đắt đỏ như hiện nay. Chỉ có một số ít
những bạn thật sự giỏi, thật sự sáng tạo và có chút ít may mắn, mới làm được số
tiền gấp đôi hoặc gấp ba. Còn khi bạn tốt nghiệp loại khá hoặc trung bình như
bao sinh viên khác, sự cạnh tranh sẽ “khốc liệt” hơn nhiều.
Những nhà tuyển dụng luôn
đòi hỏi kinh nghiệm, trong khi sinh viên mới ra trường không có được điều này.
Đó là lí do khiến nhiều bạn sinh viên mới ra trường phải làm trái nghề, thậm
chí lao động chân tay để có mức lương khá hơn.
Điều bạn cần: Tích
cực học hỏi và đừng quan trọng chuyện lương bổng. Nếu bạn chứng tỏ được thực
lực, sau 6 tháng đến 1 năm, mức lương của bạn sẽ “nhảy vọt” lên cao. Đừng làm
trái nghề chỉ vì có nhiều tiền, bạn sẽ không học hỏi được điều gì cả.
2. Ảo tưởng sức mạnh rằng sau này ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành.
2. Ảo tưởng sức mạnh rằng sau này ra trường chắc chắn mình sẽ được đi nhiều nơi, giao tiếp với nhiều người và làm công việc đúng với chuyên ngành.
Thực tế phũ phàng: Ngay
cả khi bạn chọn được một công việc tưởng như rất liên quan đến ngành bạn học,
thì kiến thức trên giảng đường cũng không giúp ích nhiều cho bạn. Bạn sẽ đi
nhiều nơi nhưng chẳng có cơ hội được thăm thú cảnh đẹp hay tận hưởng đồ ăn
ngon, bạn sẽ được giao tiếp với nhiều người nhưng không phải người nào bạn cũng
thích đối thoại. Tất cả mọi thứ chỉ đơn thuần là công việc.
Điều bạn cần: Trau
dồi những kĩ năng cần thiết và học cách đối diện với áp lực. Nếu vì sếp mắng
hoặc đối tác khó tính mà bạn đã nản, thì e là bạn không thể làm việc ở công ty
đó lâu dài.
3. Ảo tưởng rằng cố gắng học
miệt mài suốt 4 năm để có bằng đại Học loại giỏi, thì không bao giờ có khái
niệm phải thất nghiệp.
Thực tế rất phũ phàng: Rất
nhiều bạn sau khi ra trường đều tiếp tục học lên cao, hoặc học thêm văn bằng 2,
hoặc vừa học vừa làm. Việc học chưa bao giờ là đủ, thậm chí khi bạn tốt nghiệp
loại giỏi, bạn cũng không thể thích ứng với công việc nếu như không có kĩ năng
mềm.
Điều bạn cần: Hãy
học hỏi những bạn đi làm sớm. Họ là những người không giỏi trên giảng đường
nhưng cực kì khéo léo ngoài xã hội. Nếu bạn có thể cân bằng được giữa việc học
và làm, bạn sẽ gặt hái được thành công hơn.
4. Ảo tưởng rằng sau khi ra
trường, nhất định chỉ nộp đơn vào làm trong những công ty lớn, có tiếng, đặc
biệt là những công ty nước ngoài.
Thực tế phũ phàng: Nếu
bạn muốn làm cho những công ty, tập đoàn nước ngoài, hoặc bạn là một người cực
kì giỏi và thạo nhiều thứ tiếng, hoặc bạn phải là du học sinh, hoặc có trình độ
thạc sĩ trở lên. Xin vào làm ở những công ty có tiếng không phải là chuyện dễ,
đó là chưa kể áp lực công việc rất cao và bạn phải lao động trí óc nhiều hơn
bạn tưởng. Nếu bạn không có nhiều kĩ năng tích lũy trong 4 năm học đại học, thì
cho dù bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc thì bạn cũng sẽ tự động
buông việc làm sau một thời gian ngắn.
Lời khuyên: Hãy
bắt đầu từ những công ty nhỏ trước, để làm quen với môi trường làm việc và học
hỏi kinh nghiệm. Bạn còn trẻ, còn nhiều cơ hội trải nghiệm, hãy bắt đầu từ
những việc nhẹ nhàng sau đó tăng mức độ khó dần dần. Vội gánh một công việc quá
áp lực sẽ khiến bạn dễ nản về sau.
5. Luôn ảo tưởng rằng việc
có một mức lương ổn định, đều đều, đi làm ngày 8 tiếng, công việc nhẹ nhàng.
Nếu đã học xong đại học thì như vậy có gì khó đâu nhỉ?
Thực tế: Sau
khi ra trường, phần lớn những bạn sinh viên đều “nhảy việc” rất nhiều
nơi trước khi tìm được một công việc thật sự ưng ý. Đừng trông mong một công
việc ổn định với mức lương khá, không ai tuyển bạn vào làm chỉ để ngồi chơi. Để
có được một mức lương cỡ 4 triệu, bạn phải làm việc cật lực hơn rất nhiều. Vì
sao? Vì bạn còn trẻ!
Điều bạn cần: Hãy
tìm một công việc cố định, bên cạnh đó, đi làm thêm một việc khác để tích lũy
thêm kinh nghiệm và vốn. Bạn cần có tiền để đi học, để đáp ứng các nhu cầu cá
nhân cũng như dự phòng nếu thất nghiệp.
Vậy nên lời khuyên cho các
bạn trẻ đang ngồi trên ghế giảng đường là hãy tập trung học tập trau dồi thật
tốt, trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết để sau này khi tốt nghiệp
ra trường, dù không tìm được một công việc ổn định nào đó thì cũng có thể tự
lập bằng chính những gì mình đã được học, được trải nghiệm trong những năm học
đại học.
Còn các bạn trẻ đã tốt
nghiệp và cầm tấm bằng đại học trên tay hãy thôi ảo tưởng về sức mạnh của bản
thân mình đi. Hãy nhìn nhận thực tế và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp
với sức của mình, không nhất thiết phải là công chức nhà nước, một nghề nào đó
có thu nhập (dù là lao động chân tay) thì cũng nên nắm bắt lấy cơ hội.
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác