Phát ngôn gây sốc của ca sĩ Mĩ Linh: "Rẻ thì đừng đòi sạch"
Ngay
cả khi chị Mỹ Linh bỏ nhiều tiền ra để mua thực phẩm sạch, chính là lúc chị làm
giàu cho tư thương còn người nông dân vẫn nơm nớp với phân bón giả, với nợ ngân
hàng, với vụ mùa hoảng loạn thu chi.
Tại
Diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng đón sóng thực phẩm sạch
vừa được tổ chức ở Hà Nội, ca sĩ Mỹ Linh có nói: “Thực phẩm muốn sạch,
lại muốn rẻ thì không ổn. Trong khi các vị có thể bỏ tiền vào những thứ đắt
tiền.... Muốn rẻ thì đừng đòi hỏi thực phẩm sạch. Bản thân tôi tự trồng thực
phẩm cho gia đình, tôi thấy đắt chứ không hề rẻ". Ca sĩ Mỹ Linh cũng khẳng
định, "Đòi hỏi thực phẩm sạch phải rẻ thì không bảo vệ được người nông
dân".
Ba
mẹ tôi là nông dân, tôi sinh ra ở nông thôn. Thăm thẳm những ấu dại xa xưa, tôi
lớn lên từ bàn tay chai của ba, từ giọt mồ hôi của mẹ. Thiếu thời, tôi hăm hở
lao ra cánh đồng, lao ra mảnh vườn hơn hai hecta của gia đình. Cây chôm chôm
mùa hạn thiếu nước nhưng vẫn phải hãm chờ bông, cây sầu riêng tưới ngập nước để
tránh gió rụng trái non, cây bắp thắc thỏm nắng mưa gieo hạt… Phải nói điều này
để chị Mỹ Linh tin rằng, tôi không phải là kẻ không biết gì về nông nghiệp.
Mảnh
vườn rau dại mọc tự nhiên, là mồng tơi, là rau dền, là ớt, là càng cua, là bồ ngót.
Buổi trưa, chỉ cần ngắt lá. Buổi chiều, chỉ cần lựa đọt. Là có canh là có thực
phẩm “organic” (hữu cơ) thời thượng như bây giờ.
Lũ gà trong chuồng, được cho ăn ngô phơi khô buổi
sáng xong tự kéo nhau ra vườn kiếm ăn, chiều tối lại lục đục kéo về. Bầy cá
dưới ao, ăn rong rêu ven hồ mà sinh sản. Mùa cạn nước, cá chắc mẩy người. Đến
con lợn ăn cám băm chuối cũng mây mẩy đẹp như má hồng con gái.
Thoắt
cái, mọi thứ thay đổi đến bất ngờ.
Không hiểu từ
đâu mà thuốc bảo vệ thực vật lại lan truyền nhanh hơn virus, cũng không hiểu từ
đâu chất tạo nạc, cám tăng trọng lại được bày bán khắp nơi. Cũng không hiểu từ
đâu, hóa chất để ngâm sầu riêng non, hóa chất để rau tăng trưởng ùa về.
Người nông dân quê tôi, hoang mang trong một mớ
bùng nhùng giữa hồn nhiên hôm xưa và toan tính bây giờ.
Những tư thương ùa vào vườn mua mão, những ngày
trước, người mua mão chờ trái chín hái bán cho người kinh doanh, lời ăn lỗ
chịu. Chắc bây giờ họ không cần phải chờ nữa, chỉ cần hòa hóa chất vào nước và
ngâm trái.
Múi
sầu riêng tôi ăn cách đây vài hôm, không còn vị của múi sầu riêng ngày nào. Đó
là vị ngọt nhàn nhạt, mùi không thanh. Đó là vị của lo sợ, đó là múi sầu riêng
hoang mang. Chị tôi ở quê vẫn dặn: “Cậu đừng mua sầu riêng bên ngoài toàn hóa
chất không, chị biết có vườn sầu riêng của bạn chị chỉ chờ trái rụng”.
Sự
vô cảm của một bộ phận các cán bộ quản lý nông nghiệp, các cán bộ làm công tác
tuyên truyền đã khiến người nông dân lao từ nhọc nhằn này sang ngõ cụt khác,
chị Mỹ Linh có hiểu không?
Ngay
cả khi chị Mỹ Linh bỏ nhiều tiền ra để mua thực phẩm sạch, chính là lúc chị Mỹ
Linh làm giàu cho tư thương còn người nông dân vẫn nơm nớp với phân bón giả,
với nợ ngân hàng, với vụ mùa hoảng loạn thu chi.
Vấn
đề chính để có thực phẩm sạch phải có nguồn gốc xuất phát từ thói quen sản xuất
của người nông dân. Mà như chị Mỹ Linh và tôi đều biết, người nông dân đóng
nhiều khoản thuế để đổi lại họ gần như bị bỏ mặc. Chị Mỹ Linh chịu khó đọc trên
báo để hiểu rằng người nông dân nước mình đang lâm vào cảnh như thế nào đi, nói
như Giáo sư Võ Tòng Xuân từng đúc kết thì: “Người nông dân nước ta tự do nhất
thế giới”.
Tôi
đồng ý với chị Mỹ Linh rằng, người nông dân rất thích món lợi vụn vặt trước mắt
mà quên đi tương lai dài lâu. Nhưng cái này có riêng người nông dân đâu, đặc
tính của người Việt đều vậy.
Hiện
tại, có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn với tiềm lực kinh tế mạnh. Điều vui mừng
là họ có ý thức chia sẻ với người nông dân trong việc cung cấp con giống, cây
trồng và phương thức canh tác, chăn nuôi để có sản phẩm sạch. Còn để người nông
dân tự lực cánh sinh, thì công tác quản lý chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật phải
minh bạch, công chính và đầy trách nhiệm.
Vấn
đề chính là có sự hỗ trợ này rồi, thì những người ăn lương ngân sách để quản lý
nông nghiệp phải có trách nhiệm hơn trong việc tạo cơ chế, tạo điều kiện bằng
chính sách để mối tương hỗ giữa người có tiền và người nông dân hiện hữu thành
mối quan hệ cộng sinh.
Phải
làm được điều này thì chúng ta mới hy vọng có thực phẩm sạch, chị Mỹ Linh ạ.
Chứ không phải là cứ bỏ ra nhiều tiền là có thực phẩm sạch như suy nghĩ của chị
đâu.
Bởi
nước mình hiện tại, người có nhiều tiền không chiếm số đông. Giả mà thực phẩm
bẩn rẻ tiền cứ tung hoành, thì dân số nước mình hẳn nhiên giảm đi nhiều lắm,
chị Mỹ Linh có hiểu không?
Theo Dân Việt
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác