Hãy tự trả tiền mỗi khi đi ăn uống, nếu không muốn bị nói xấu sau lưng
Có một anh bạn người Mỹ không thể giấu được sự bức xúc trong
lòng khi gần đây anh ta tình cờ phát hiện ra bản thân đang bị “nói xấu” bởi mỗi
khi đi ăn uống thường rạch ròi trong việc trả tiền ăn uống. Anh ta cho rằng mỗi
lần đi ăn uống thì những người bạn Việt Nam thường tranh nhau hóa đơn để trả
tiền nhưng sau đó lại nói xấu sau lưng rằng người khác keo kiệt và hẹp hòi.
Tại sao mỗi khi đi ăn nhậu người Việt ta lại tranh nhau trả
tiền?
Trước khi đến Việt Nam thì anh người Mỹ này đã từng làm việc tại
nhiều quốc gia khác nhưng khi đến sống tại Việt Nam thì anh lại khẳng định:
“- Không ở đâu đau đầu khi tính tiền như ở Việt
Nam. Nếu ở các nước khác hóa đơn được chuyển tới tay từng người và chi trả sòng
phẳng thì ở đây các bạn nam luôn tranh giành việc thanh toán bữa nhậu, có người
thậm chí còn nói nếu không để họ trả là không nể mặt họ. Họ làm vậy nhưng tôi
đoán chắc trong lòng họ thấy không vui bởi nếu vui thì tôi đã không bị nói
xấu”.
Chuyện trả tiền cho các bữa ăn
nhậu là tình huống dở khóc dở cười rất phổ biến ở Việt Nam ta nhưng thực tế mọi
người cứ lảng tránh và không muốn đề cập tới. Vì sao lại vậy? Vì sao giành trả
tiền xong rồi trong bụng lại không thấy hài lòng và thậm chí còn tức tối vì
nghĩ rằng người khác keo kiệt?
Hãy tự trả tiền mỗi khi đi ăn uống, nếu không muốn bị nói xấu sau lưng |
Đây là điều rất dễ lí giải. Không phải tôi mà chắc chắn tất cả
các bạn đọc đều có thể trả lời được câu hỏi này, tất cả là do bệnh sĩ diện hão
và cái tôi cao ngất trời của nhiều người Việt ta. Tôi cá là nhiều người trong
số các bạn đang đọc bài viết này đều đã từng giành trả tiền ít nhất là một lần
cũng chỉ vì cái sĩ diện của bản thân. Và chắc chắn bạn cũng nhiều lần khổ sở
chứng kiến khi bị rơi vào trường hợp ai cũng giành trả tiền sau mỗi buổi ăn
uống.
Tại sao chúng ta không tự trả tiền hoặc là cùng nhau chia sẻ để
ai cũng cảm thấy vui vẻ thoải mái mà không nặng nợ trong đầu?
Tôi có một người bạn nam thu
nhập khá thấp nhưng luôn giành trả tiền mỗi khi đi ăn uống hay đi chơi với bạn
bè trong đó có các bạn nữ. Tôi đã lặng lẽ quan sát và dễ dàng nhận ra điều này
dẫn đến hệ quả bạn ấy dần dần ngại đến
tham gia những buổi gặp mặt sau khi biết rằng sẽ có nhiều bạn nữ. Chưa kể
bạn ấy sẽ phải sống một cách tiết kiệm đến mức tối đa cho những ngày còn lại
trong tháng. Nhiều khi con gái chúng tôi cũng muốn được sòng phẳng san sẻ tiền
bạc với các bạn nam nhưng lại ngại góp ý vì nhiều người trong họ rất hay tự ái.
Sau bữa ăn có những người giành
trả tiền, nhưng cũng có những người thường hay làm ngơ
Tôi có một người bạn là du học sinh nước ngoài đã gặp phải tình huống “cười ra nước mắt” khi bị rơi vào tình huống ngược lại. Trong một lần về nước gần đây nhất đã than thở và tâm sự với tôi với vẻ mặt buồn rầu, bạn ấy nói:
“- Mình đi ăn với vài anh chị lớn
tuổi, họ đều đã có nghề nghiệp ổn định nhưng đến lúc thanh toán tiền thì ai nấy đều
ngó lơ như thể là mình từ nước ngoài về thì mặc định là phải bao mọi
người hay sao ý. Họ đâu biết rằng bên kia mình vừa đi học vừa nai lưng làm việc ngày đêm để có thể trang trải cho cuộc sống và học tập của mình ở bên đó”
Hãy tự trả tiền mỗi khi đi ăn uống, nếu không muốn bị nói xấu sau lưng |
Tôi cũng chứng kiến một trong những người bạn nam cùng hồi đại học đột ngột "lặn mất tăm" khỏi những cuộc
vui nhậu nhẹt của các đám bạn, chiến hữu mặc dù trước đấy bạn ấy luôn có mặt không thiếu một cuộc nào. Bạn ấy biến mất khỏi cuộc vui không phải là để "tu" cái gì mà anh ấy trốn vì sợ văn hóa "phải rửa" của người Việt ta. Một lần gặp bạn ấy tôi mới hỏi và mới hay biết là do vợ bạn có thai
mà lại đi làm xa nên hai vợ chồng mượn tiền, gom góp lại mua chiếc xe hơi cũ
trị giá vài trăm triệu để di chuyển cho an toàn. Anh ấy nói vẻ mặt hơi mếu vì ngượng:
“- Căng thẳng không chỉ ở việc
trả tiền mượn mà còn ở khoản “rửa” nữa, hết đồng nghiệp của cả hai thì đến bạn
bè học chung, chiến hữu ... . Lần trước “rửa” căn hộ chung cư (mua trả góp), rồi
“rửa” lên chức thì đã đi tong gần hai tháng lương của cả hai đứa nên lần này sợ
lắm. “Rửa” nữa là không còn sữa cho con”
Có thể nói trong văn hóa của người Việt ta việc bắt người khác “rửa” đồ
mới từng là một trong những nét văn hóa dễ thương, chủ yếu để tạo cơ hội cho mọi người gặp gỡ,
giao lưu nhưng hiện đã bị nhiều người lạm dụng, đi chệch hướng, sai với mục đích của từ "rửa đồ mới".
Có người bạn ở nước ngoài chia sẻ
“- nhập
gia thì tùy tục nhưng nói thật là tôi ngán những tục này lắm. Cái gì ở Việt Nam tôi cũng
yêu chỉ trừ điểm này”.
Còn các bạn là những người của văn hóa Việt Nam nghĩ sao về việc chia sẻ tiền mỗi khi đi ăn uống nhậu nhẹt? Theo các bạn thì chia sẻ tài chính có tốt không hay chỉ chờ một người trả tiền rồi lại "bị nói xấu sau lưng"? Hãy chia sẻ quan điểm của các bạn với chúng tôi nhé.
VIDEO HAY: Cách làm món thịt viên chiên đậu phụ ngon giòn khó cưỡng
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác