Đừng khinh thường thầy cô bằng cách dúi vào tay họ những chiếc "phong bì"
Ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11 đã qua rồi nhưng chủ đề về việc tặng quà gì cho giáo viên, cho thầy cô vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Phụ huynh là những người rất đau đầu trong việc nghĩ sẽ tặng quà gì phù hợp, con giáo viên lại gặp nhiều tình huống khó xử trong cách nhận quà nhân dịp này.
Mỗi khi vào dịp lễ 20-11, các bậc phụ huynh lại lo lắng, chạy đôn
chạy đáo để tìm mua quà cho con em họ tặng các thầy cô giáo. Tặng quà gì; món
quà giá trị như thế nào; thầy cô giáo cần phải tặng là ai; phong bì bao nhiêu
để "theo mặt bằng chung"; nếu không tặng quà thì thầy cô giáo sẽ “trù
dập” con mình;
Đó là những câu hỏi rất “đau đầu” của các bậc phụ huynh có con em
đi học trong thời gian trước ngày lễ 20-11 (nó cũng xuất hiện vào một số dịp
khác như lễ tết, 8-3, 20-10...). Sau nhiều dự tính thì cuối cùng đa phần phụ
huynh đành chọn đưa phong bì vì theo giải thích của họ: “không biết chọn món
quà gì cho phù hợp”, “nghề giáo đồng lương ít ỏi không đủ sống nên gửi phong bì
cũng là cách giúp giáo viên cải thiện cuộc sống”,... Từ đó việc đưa phong bì đã
thành thông lệ của phụ huynh trong ngày lễ 20-11 và ai cũng cho đó là điều bình
thường.
Điều bình thường như thế vẫn đang diễn ra nên khi một trường, một giáo viên nào đó thông báo từ chối nhận quà và phong bì của phụ huynh học sinh thì nhiều người nghi ngờ và cho đó là không bình thường.
Điều bình thường như thế vẫn đang diễn ra nên khi một trường, một giáo viên nào đó thông báo từ chối nhận quà và phong bì của phụ huynh học sinh thì nhiều người nghi ngờ và cho đó là không bình thường.
Hãy nên nhớ rằng ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để mọi người thể hiện sự tri ân sâu sắc của mình tới những người làm thầy, làm cô. Hãy để những bông hoa thực sự, những tấm chân tình thực sự mang đến cảm xúc hân hoan, vui vẻ hạnh cho cho người nhận, đừng mang "phong bì", đồng tiền dấm dúi cho họ. Tặng phong bì tiền không những làm họ mất vui, mà còn hạ thấp giá trị con người thầy trong họ.
Câu chuyện dưới đây là của một cô giáo, một người trong cuộc. Cô cảm thấy tủi nhục thực sự khi nhận được những phong bì mà phụ huynh dấm dúi.
Hãy cùng đọc và suy ngẫm nhé.
"Mỗi năm cứ đến ngày 20/11 là em lại thấy đau đầu. Theo
nghề giáo và rất mực yêu nghề nhưng thú thật mỗi năm đến ngày tết dành riêng
cho những người có chức phận nhà giáo như em mà em chẳng thấy mừng vui gì hết,
còn thấy ngán ngẩm nữa, chỉ ước tìm một chỗ nào đó rồi trốn biệt tăm biệt tích
luôn cả ngày hôm đó.
Tất cả nguồn cơn cho cái tâm trạng ẩm ương của em vào cái
ngày quan trọng nhất trong năm của nghề giáo chính là những chiếc phong bì mà
phụ huynh bằng cách này hay cách khác cứ dúi vô tay em cho bằng được Những
chiếc phong bì ấy cầm trên tay rất nhẹ nhưng lại đè nặng trong lòng những người
yêu nghề và làm nghề chân chính như em.
Em nhớ hồi mới vào nghề, em từng lâm vào tình huống chỉ muốn
chui xuống đất vì có một chị phụ huynh cứ nằng nặc bắt em phải nhận phong bì
ngay trước cửa lớp học vào ngày lẽ 20/11. Em còn nhớ như in những lời chị ấy
nói lúc đó: “Cô cứ nhận đi, chẳng có gì phải ngại cả. Cô dạy cháu cả năm trời
vất vả. Cháu nó lại tối dạ, chậm hiểu nên chắc cô vất vả lắm. Tôi chẳng mong gì
hơn là cuối năm cháu được lên lớp. Mong cô nhận cho và giúp đỡ cháu nó”.
Em nghe mà ngượng chín cả mặt, có cảm giác như thể là mình
đang bị phụ huynh “hối lộ” để cho con họ, vốn là một học sinh yếu chắc chắn
được lên lớp. Trước những con mắt lấp ló ý cười như thể biết tỏng tòng tong của
các phụ huynh khác khi chứng kiến cảnh ấy, em thấy rất khó chịu, và càng khó
chịu hơn khi nhìn vào ánh mắt trong veo của những đứa học trò non nớt.
Em không biết việc đưa
phong bì cho thầy cô giáo vào những dịp lễ lạt đã trở thành thông lệ, một luật
bất thành văn từ khi nào, cũng không biết những người đồng nghiệp của mình cảm
thấy điều này như thế nào (vì em cho rằng đây là chuyện tế nhị nên chẳng bao giờ
hỏi). Riêng em thì cảm thấy rất khó chịu và cả khó xử nữa, thậm chí trong khoảnh
khắc phụ huynh chìa phong bì ra trước mặt em, em còn cảm thấy như lòng tự trọng
và phẩm giá nghề nghiệp của mình bị xúc phạm.
Nhiều người đầu óc thực
tế có thể chê em là đã nghèo còn bày đặt thanh cao. Ai chẳng biết lương nhà
giáo ba cọc một đồng, người theo nghề dạy chữ thường phải xoay xở chuyện cơm áo
gạo tiền rất vất vả. Khi lựa chọn theo nghề, em cũng biết trước những khó khăn
và thiệt thòi mà mình sẽ phải chịu đựng. Nhưng vì tình yêu với cái nghề này,
hay nói đúng là cái nghiệp đã lỡ nặng nợ đeo mang, em chấp nhận một cuộc sống vừa
đủ, không dư dả.
Thế nên, em cảm thấy những
chiếc phong bì của phụ huynh trong những dịp lễ đã làm tổn thương đến nguyên tắc,
lý tưởng sống và làm nghề của em. Em cảm thấy như tâm huyết của mình với nghề
đang bị xem thường vậy. Dạy dỗ học trò là chức phận và trách nhiệm của người
làm thầy. Và quả ngọt của nghề giáo chính là sự trưởng thành, tiến bộ từng ngày
của các em, chứ không phải là những chiếc phong bì vụ lợi!"
Thực ra không cần tặng quà cáp gì cho giáo
viên cả. Vì nếu bạn tặng nhiều quà thì tốn kém và con bạn cũng sẽ quen cách sống
thiên về vật chất. Giáo viên không thể giàu lên vì vài xấp vải nên họ cũng chả bận
tâm. Còn ai mà có thói quen “cơm gạo” thu vén tiền bạc từ phụ huynh trong những
ngày lễ 20-11 thì họ chả đáng cho bạn phải biết ơn … Nhiều người hỏi tôi:
"sắp đến ngày Nhà giáo 20 - 11 rồi, chị sướng nhé!". Nghe câu nói đó tôi thấy nhục chứ chả sướng
gì! Giáo viên chả ai hạnh phúc khi nhận quà của phụ huynh đi kèm thái độ như bố
thí hoặc "phải tặng".
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác