Căn "bệnh a dua" đang lây lan mỗi ngày một trầm trọng trong xã hội
Khi cộng đồng rất dễ bị kích động. Xã hội vừa được chứng kiến
cơn “lên đồng tập thể” của rất nhiều người khi ném đá bức ảnh được cho là “tự
sướng” của một cá nhân bên trận động đất ở Nepal. Đây chỉ là một ví dụ, mà
trong phạm vi bài báo này cũng không bàn đến tính đúng sai của bức ảnh, để minh
họa cho căn bệnh a dua đang mỗi ngày một trầm kha của cộng đồng.
Giả sử đúng là ai đó sơ suất, giả sử đúng là ai đó có hình ảnh
chưa đẹp, thậm chí có hành vi sai, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc
cả xã hội xông vào ném đá họ tơi bời. Mỗi lời bình phẩm thản nhiên đưa lên
mạng, với người viết ra là để thỏa mãn mình (có thể để câu like, cũng có thể vì
thấy người khác nói mình cũng nói) thì nhẹ như không, nhưng với người bị chỉ
trích thì là sự tổn thương ghê gớm.
Đọc rất nhiều bình phẩm của mọi người về một việc hoặc một cá nhân ai đó, ta dễ nhận ra không phải ai cũng viết ra bằng nhận thức, quan điểm của chính mình. Rất nhiều người a dua theo mà không cần suy xét đến tính đúng sai và nhìn nhận cho ngọn ngành, nhân văn mọi chuyện. Khi cộng đồng dễ bị kích động thì tất yếu dẫn tới việc xã hội rất dễ bị tổn thương. Gây ra tổn thương cho người khác dễ dàng thì cũng đồng thời tạo ra bất ổn cho chính mình, ai cũng có thể đến một ngày, vì một sơ suất nào đó mà bị đem ra bình phẩm không thương tiếc.
Đọc rất nhiều bình phẩm của mọi người về một việc hoặc một cá nhân ai đó, ta dễ nhận ra không phải ai cũng viết ra bằng nhận thức, quan điểm của chính mình. Rất nhiều người a dua theo mà không cần suy xét đến tính đúng sai và nhìn nhận cho ngọn ngành, nhân văn mọi chuyện. Khi cộng đồng dễ bị kích động thì tất yếu dẫn tới việc xã hội rất dễ bị tổn thương. Gây ra tổn thương cho người khác dễ dàng thì cũng đồng thời tạo ra bất ổn cho chính mình, ai cũng có thể đến một ngày, vì một sơ suất nào đó mà bị đem ra bình phẩm không thương tiếc.
Cộng đồng mạng ngày nay phổ biến từ “ném đá” – một hình phạt
thời trung cổ mà nhân loại trải qua biết mấy gian nan, có thể phải bằng cả
những cuộc cách mạng long trời lở đất mới xóa bỏ được. Vậy mà ngày nay nó trở
lại chễm trệ ngồi trong một xã hội nhân danh văn minh, nhân danh công nghệ hiện
đại. Loài người sau những bước đi khổng lồ để xác lập quyền con người bỗng trở
lại với thời mông muội “chiềng làng chiềng chạ”.
Đóng góp ý kiến, phản biện là để xã hội tốt lên. Nhưng phản biện
khác xa với việc tập trung vào chỉ trích hành vi cá nhân theo hướng nghiệt ngã
và cay độc, nhất là những hành vi ấy có khi chỉ mang tính riêng tư. Cộng đồng
mạng xã hội ngày nay là nơi luôn đòi hỏi quyền con người, nhưng tại đó, họ cũng
vi phạm quyền con người nhanh nhất. Ngay cả trong những trường hợp đối với các
hành vi phạm pháp, hay tội ác cũng đã có sự phán xét của pháp luật, chứ không
phải làm cách ném đá cho đến chết như xưa kia.
Một xã hội nhân danh văn minh thì rất cần những ứng xử và suy
xét văn minh. Trước mỗi hành vi, mỗi sự việc cần sự nhìn nhận suy nghĩ và lý
giải cho thấu đáo. Nếu căn bệnh a dua ngày một phát triển, sẽ đến lúc mọi người
đều lười biếng trong việc nhìn nhận mọi vấn đề. Giống như việc người ta sẵn
sàng chen nhau trèo qua hàng rào vào công viên nước, đám đông là môi trường để
trạng thái bị kích động rất dễ xảy ra. Việc a dua “ném đá” một cá nhân trên
mạng cũng mang tính đám đông khiến nhiều người rất dễ sa đà, rất dễ bị kích
động. Cần phải xem đó là một mối lo ngại.
Và đã đến lúc không thể vẫn tồn tại hàng ngày, hàng giờ muôn vàn
những thông tin, những lời lẽ xúc phạm nặng nề tới nhiều cá nhân nổi tiếng và
không nổi tiếng. Thậm chí những sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương
người khác (dù là trên mạng ảo) cũng cần bị xử phạt thích đáng.
Theo Báo Đại đoàn kết
VIDEO HAY: Những cô gái không xương uốn dẻo nhất thế giới
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác