Nỗi buồn nghề sư phạm, chỉ người trong cuộc mới hiểu
Sư phạm …
Cái nghề mà khi còn ngồi
trên ghế ở giảng đường đại học, tôi cứ mơ mộng về nó như là một cái nghề cao
quý, mình sẽ cầm phấn giảng và viết, còn học trò sẽ gật gù rồi ghi vào vở …
Nhưng … dường như những
hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức những thầy cô của thời xưa cũ, học trò bây giờ
như được tôn lên ngôi “thượng phong”.
Tôi còn nhớ, dưới ánh mắt
của một giáo viên trẻ mới vào nghề như tôi, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng mà
thực sự tôi chưa từng nghĩ đến, đồng nghiệp của tôi và cũng là người chị lâu
năm trong nghề của tôi đã phải đứng trước mặt cô học trò và gia đình của nó để
xin lỗi vì … lỡ lời “xúc phạm” học sinh. Vì trong lúc giảng bài, cô học trò này
liên tục dùng lén điện thoại để nhắn tin trên Zalo, đồng nghiệp của tôi vốn hiền
lành, thương trò nên chỉ nhắc nhở, không muốn tịch thu điện thoại, cô học trò ấy
không chỉ không nghe đến mà còn nằm trường dài trên bàn, không bài vở, không
ghi chép … Quá tức giận, cô mới nói: “Sao em lì quá vậy, có muốn cô tịch thu
không?”, một học sinh nam trong lớp liền đùa cợt “Lì như trâu !”, cả lớp đều cười
ồ lên, cô trật tự lại lớp rồi nói: “Em có nghe mấy bạn nói gì không, sao để bạn
nói mình là con trâu, em có muốn là con trâu không mà không chịu cất điện thoại
vô?”
Chuyện chỉ có như vậy,
mà về nhà cô học trò ấy mách lại câu chuyện với ba mẹ và nói rằng không muốn đến
lớp nữa vì xấu hổ.
Gia đình thấy con mình
bị xúc phạm và tổn thương về mặt tinh thần nên yêu cầu nhà trường phải làm rõ
và xử lí kỷ luật với đồng nghiệp của tôi. Đồng nghiệp tôi đã giải bày nhiều lần
nhưng cuối cùng vẫn phải bị kỉ luật trước hội đồng nhà trường, và còn phải đứng
trước mặt gia đình cùng cô học trò đó nói tiếng xin lỗi.
Sau lần đó, cái khái niệm
“cao quý” về cái nghề của tôi dường như bị khái niệm lại hoàn toàn, tôi tự hỏi
cao quý là như thế, vậy “thấp hèn” là như thế nào đây?
Ảnh minh họa (Nguồn internet) |
Trước khi vào nghề bạn
bè, gia đình và cả xã hội đều đưa tai nhau mà nói: “Mày làm nghề này, bây giờ
là phải nhìn vào mặt phụ huynh với học sinh mà sống nghe chưa?”
Bây giờ tôi mới thấy những
lời nói đó xác đáng đến chừng nào khi lâu lâu trên báo lại có bài đăng về giáo
viên phải xin lỗi học sinh, phụ huynh vì nhiều lí do khác nhau…, ôi trời, tôi
đang sống trong thế giới gì. Tại sao học sinh được đào tạo giỏi giắn thì lại được
tung hô tài năng, thiên bẩm,… còn khi học sinh vô kỉ luật, học lực lè tè lại đổ
lên hết cho giáo viên chúng tôi, con anh con chị bị nói đọng vài câu là bị tổn
thương, tôi còn nghĩ, sau này chúng nó bị té ngã hay bị cảm sốt giữa trường thì
chắc cũng là lỗi của chúng tôi …
Tôi đến nay vô nghề đã
3 năm, chứng kiến được bao nhiêu là oan trái cho đến tức tưởi trong ngành, tôi
không phải chỉ nhìn mặt phụ huynh, học sinh để sống, mà còn phải nhìn mặt cả cấp
trên là hiệu trưởng, là thanh tra,… rồi là hàng trăm hàng ngàn các loại giấy tờ
“tục lệ” khác nữa, nhưng chúng chẳng có tác dụng gì, rồi giáo án, sổ sách, rồi
là các công trình nghiên cứu các loại,… chưa kể là phải hội họp, thi thố, chủ
nhiệm,… bla bla bla.
Trời ơi, một người giáo
viên phải cật lực quanh năm suốt tháng, thời gian dành cho gia đình còn không trọn
vẹn, lương bèo lương bọt không nuôi nổi cái thân, dạy thêm thì bị cấm, không cấm
thì cũng bị liên tục dòm ngó tới như một kẻ … ăn trộm.
Mà thôi, bao nhiêu tôi chẳng ngại ngần gì, vì khi biết vào nghề này tôi phải chịu những điều khó nhọc đó, vì yêu nghề, cực khổ, cay đắng bao nhiêu tôi cũng chịu nhưng chỉ có một vấn đề tôi không thể chịu đựng được, đó chính là việc học sinh “ngồi” trên đầu giáo viên như bây giờ, tôi không ngờ hiện trạng ngày nay phụ huynh thương con em mình đến mức không thể chấp nhận được, nó quá tàn nhẫn với giáo viên chúng tôi, đến độ bây giờ nếu có một học sinh hỗn xược với chúng tôi, theo thường lệ những giáo viên ngày xưa thì học sinh này khó lòng mà được đi học tiếp, còn bây giờ chúng tôi sẽ bỏ mặc chúng, xem như chưa nghe gì, vì biết rằng thế nào rồi khi mình trả lời hay dạy dỗ lại chúng… thì chúng sẽ kiếm ra cái cớ hay cái câu nói, từ ngữ nào đó trong lúc tức giận không kiểm soát của mình để bị “tổn thương”, rồi chúng tôi sẽ phải bị kỉ luật, rồi sẽ phải xin lỗi chúng, ba mẹ chúng, nên tất cả chúng tôi dường như chỉ biết im lặng, dạy hết giờ thì ra về, không ai dám đụng tới ai. Hàng ngày, lên các trang báo đọc tin, sau phần tin tôi thường nhìn xuống các phản hồi (comment) đa phần là của các giáo viên trong ngành, thì ra ai cũng giống tôi, ai cũng chán chường cái môi trường giáo dục bị biến chất này, người thì cắn răng chịu đựng kiên trì mà dạy tiếp, người chịu không nổi phải bỏ nghề. Rồi ngày nào tôi cũng đọc phải những comment tâm sự về nghề, hễ có một em học sinh nào đang phân vân cần được tư vấn “cháu có nên đi theo sư phạm không” hay “Học sư phạm có được không” thì rất nhiều comment phản đối, đại loại “Em đừng dại !” hay “Em có tiền không, có bố làm to không, có kiên nhẫn, có đội nỗi phụ huynh, học trò, cấp trên và cả sổ sách chỉ tiêu lên đầu không?” và kèm theo rất nhiều lượt like cho những comment đó, trong đó… có cả tôi!
Đối với tôi, bây giờ có được một học sinh ngoan là xem như tôi có thêm một vật châu báu.
Mà thôi, bao nhiêu tôi chẳng ngại ngần gì, vì khi biết vào nghề này tôi phải chịu những điều khó nhọc đó, vì yêu nghề, cực khổ, cay đắng bao nhiêu tôi cũng chịu nhưng chỉ có một vấn đề tôi không thể chịu đựng được, đó chính là việc học sinh “ngồi” trên đầu giáo viên như bây giờ, tôi không ngờ hiện trạng ngày nay phụ huynh thương con em mình đến mức không thể chấp nhận được, nó quá tàn nhẫn với giáo viên chúng tôi, đến độ bây giờ nếu có một học sinh hỗn xược với chúng tôi, theo thường lệ những giáo viên ngày xưa thì học sinh này khó lòng mà được đi học tiếp, còn bây giờ chúng tôi sẽ bỏ mặc chúng, xem như chưa nghe gì, vì biết rằng thế nào rồi khi mình trả lời hay dạy dỗ lại chúng… thì chúng sẽ kiếm ra cái cớ hay cái câu nói, từ ngữ nào đó trong lúc tức giận không kiểm soát của mình để bị “tổn thương”, rồi chúng tôi sẽ phải bị kỉ luật, rồi sẽ phải xin lỗi chúng, ba mẹ chúng, nên tất cả chúng tôi dường như chỉ biết im lặng, dạy hết giờ thì ra về, không ai dám đụng tới ai. Hàng ngày, lên các trang báo đọc tin, sau phần tin tôi thường nhìn xuống các phản hồi (comment) đa phần là của các giáo viên trong ngành, thì ra ai cũng giống tôi, ai cũng chán chường cái môi trường giáo dục bị biến chất này, người thì cắn răng chịu đựng kiên trì mà dạy tiếp, người chịu không nổi phải bỏ nghề. Rồi ngày nào tôi cũng đọc phải những comment tâm sự về nghề, hễ có một em học sinh nào đang phân vân cần được tư vấn “cháu có nên đi theo sư phạm không” hay “Học sư phạm có được không” thì rất nhiều comment phản đối, đại loại “Em đừng dại !” hay “Em có tiền không, có bố làm to không, có kiên nhẫn, có đội nỗi phụ huynh, học trò, cấp trên và cả sổ sách chỉ tiêu lên đầu không?” và kèm theo rất nhiều lượt like cho những comment đó, trong đó… có cả tôi!
Đối với tôi, bây giờ có được một học sinh ngoan là xem như tôi có thêm một vật châu báu.
Trời à, tôi muốn hỏi lại
lần nữa, tôi đang sống trong thế giới gì đây, có phải trái Đất đang bị đảo ngược
nên vai vế, trật tự, tôn nghiêm bị thay đổi hết rồi không? Cứ như thế này tâm
huyết của một người làm nghề giáo như tôi và các đồng nghiệp của tôi sẽ còn sót
lại bao nhiêu.
Những lúc mệt mỏi và có
cảm giác mất hết nhiệt huyết với nghề, tôi lại nghĩ đến quãng đời sinh viên,
lúc đó tôi còn vô tư vô ưu không suy nghĩ gì nhiều, chỉ biết cắm đầu học thật tốt,
ấy vậy mà hay. Rồi tôi nghĩ đến suốt bao nhiêu ăn học, bao nhiêu khổ luyện mới
có được một cái thân phận với nghề, tôi không dám từ bỏ, càng nghĩ tôi càng cố
tạo nguồn động lực cho mình được tiếp tục với nghề, và nuôi thêm nguồn hi vọng,
sau này xã hội khác đi, học trò sẽ hiểu chuyện, chúng sẽ biết yêu mến giáo viên
như chúng tôi, trở về truyền thống tôn sư trọng đạo. Có vậy, dù gian lao cực khổ
đến đâu, đồng lương chua chát đến cỡ nào, tôi vẫn sẵn lòng nguyện chết vì nghề.
Nguồn Internet
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác