Bệnh LƯỜI-Ỳ-RỒI-NGHÈO, một căn bệnh trầm kha của xã hội loài người
Gửi những cô, cậu lười nhác!
Gửi những nhi đồng lười nhác!
Gửi những Thầy-Cô lười đọc sách và cập nhật kiến thực mới!
... và gửi những bố mẹ vẫn còn lười nhắc con học bài!
Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus đã ban cho nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiền của thế giới loài người, một chiếc hộp và dặn kĩ rằng nàng không được mở ra. Nhưng với trí tò mò và ngứa ngáy chân tay kiểu đặc trưng của loài người, nàng Pandora đã bất chấp lời huấn truyền của Zeus, mở chiếc hộp. Thế là chao ôi biết bao điều bất hạnh đã xảy ra với thế gian, nào là thiên tại, địch họa, nào là muôn vàn căn bệnh, nhẹ thi cúm người, cúm gia cầm, sốt vi-rút, hắc lào, ghẻ lở, nặng thì trĩ nội ngoại, ung thư … Nhưng còn một căn bệnh trầm kha của loài người, đó là BỆNH LƯỜI-Ỳ…
Gửi những nhi đồng lười nhác!
Gửi những Thầy-Cô lười đọc sách và cập nhật kiến thực mới!
... và gửi những bố mẹ vẫn còn lười nhắc con học bài!
Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus đã ban cho nàng Pandora, người phụ nữ đầu tiền của thế giới loài người, một chiếc hộp và dặn kĩ rằng nàng không được mở ra. Nhưng với trí tò mò và ngứa ngáy chân tay kiểu đặc trưng của loài người, nàng Pandora đã bất chấp lời huấn truyền của Zeus, mở chiếc hộp. Thế là chao ôi biết bao điều bất hạnh đã xảy ra với thế gian, nào là thiên tại, địch họa, nào là muôn vàn căn bệnh, nhẹ thi cúm người, cúm gia cầm, sốt vi-rút, hắc lào, ghẻ lở, nặng thì trĩ nội ngoại, ung thư … Nhưng còn một căn bệnh trầm kha của loài người, đó là BỆNH LƯỜI-Ỳ…
Tôi đi khắp nơi (chưa đến
Châu Phi) và sống-học tập ở những nơi văn minh nhất, hiện đại nhất, nơi nào tôi
cũng có thấy BỆNH LƯỜI, tùy vào mức độ phát bệnh nặng nhẹ khác nhau ở từng nơi.
Đến Châu Âu, sang Hà Lan, Đức, Pháp rồi Ý, đâu đâu cũng thấy Bệnh này. Lười lắm.
Lười lao động, lười học, lười động não và lười đẻ (Nhật, Đức…). Tóm lại là lười.
Nhìn trên đường phố London, Paris, góc phố nào chả có vài chục ông ăn mày, đứng
im như tượng chia cái mũ ra xin tiền, chả nói câu nào. Thi thoảng có người lại
ném vào vài xu, cả ngày xin cũng đủ mua cái bánh Bagel và bát súp húp cho qua
ngày, để mai có sức lại đi xin. Sang đến Mỹ, tưởng Bệnh Lười hết, nào ngờ bọn
vô gia cư không làm chỉ ăn, poop (đại) ra đường phố, pee (tiểu) ra vỉa hè, rồi
hồn nhiên vén quần lên, không rửa, không chùi, không lau…kệ vì lười. Hết đồ ăn
thì lại đi xếp hàng xin welfare (trợ cấp xã hội). Chính phủ cấp cho vouchers muốn
bọn này ăn hết rồi phải đi kiếm việc mà làm, nhưng chúng mặc kệ, cứ ăn bám xã hội
… vì lười.
Bệnh LƯỜI -Ỳ-RỒI-NGHÈO, một căn bệnh trầm kha của xã hội loài người |
Ngoài xã hội là thế, trong
cơ quan, công sở thì sao? xin thưa Bệnh lười cũng nặng lắm. Hội Pháp, Bắc Âu
bây giờ không chịu làm việc nữa. Hội dân công Pháp chiều đúng 5h là biến sạch
chả còn đứa nào trong phòng. Nếu còn đứa nào làm việc thì nó bấm giờ tính
overtime ngay. Bọn Thụy Điển, Thụy Sỹ, Na-Uy cũng lười chả kém. Bọn này tích
lũy tư bản lâu đời nên có của ăn của để, bây giờ cái gì cũng trợ cấp, từ học đến
trông trẻ. Công nhân đi làm mà bị đuổi thì bọn công đoàn nhảy dựng lên, đình
công ngay. Có ngày hàng triệu lái xe bus trên toàn quốc đình công, sập cả một hệ
thống vận tải. Tóm lại vì lười mà lại đòi lương cao.
Thật là thiếu sót nếu nói về
BỆNH LƯỜI-Ỳ mà không nới đến Châu Mỹ Latin. Có đến đây mới biết các bố này lười
lắm, suốt ngày nhảy Lam-Bát-Đa, Cha-Cha-Cha rồi uống Tekila rồi lại nhảy
Rumba…Mấy ông bà này có muốn làm gì đâu, cứ tưởng bên Mỹ sướng thế là tìm cách
chui hàng rào. Sang đây sống chả khác chuột. Mấy ông bà ở Quốc Hội Mỹ đang tìm
cách hợp pháp hóa cho tới 11 triệu ông bà sống chui sống lủi này đấy. Mấy ông Mễ
vừa lười lại vừa nhếch. Nhìn đã ngán. Ấy thế mà chỉ số hạnh phúc của hội Mỹ
Latin là cao nhất thế gian luôn. Tỷ lệ bệnh đột quỵ, ung thư cũng thấp hơn mấy
ông chăm nhiều. Tuổi thọ cũng không tệ lắm. Hóa ra lười lại hay, ăn ngon, ngủ
yên, sống lâu…không như mấy ông Mỹ, hay lam hay làm, vừa lo việc nhà vừa vác tù
và hàng tổng cho cả thế giới nhờ vả, khốn khổ, khốn nạn (cứu khổ cứu nạn) đến
tay ông này cả, sung sướng gì đâu…
Thế giới như thế, ta thì
sao?
Đọc cuốn Xứ Đông Dương của cố
toàn quyền Đông Dương Paul Doumer tôi mới sực tỉnh ra rằng người Annam ta không
đến nỗi tệ. Ông Doumer khen lắm, ông nói là người Annam ta về trí tuệ chả kém
dân tộc nào đâu. Ngày đấy Nhật Bổn với Cao Ly (Triều Tiên) ăn thua gì với Annam
ta. Ấy thế mà đến giờ ta vẫn nghèo, còn họ thì phát triển tít đâu rồi. Thế là
vì đâu nhỉ? Tôi nhớ mãi có một người bạn kể với tôi một câu thế này “Người
Annamite chỉ có roi vào đít mới chịu làm.” Câu này nghe cũng đúng. Đang không
đang lành lao động làm gì cho mệt, chỉ khi nào bị ép, bị roi vọt thì mới làm
thôi. Đấy là nghĩa đen, còn nghĩa bóng thì sao? Đó là Bệnh Lười…không có tính tự
giác, để người ta ép vào kỷ luật mới chịu làm. Lười là trầm kha, lười là bất hủ…
Nhưng tôi thử cho phép mình
nghĩ khác đi một tí, dân Việt ta không lười mà chỉ ham vui chơi tí thôi. Thế
nên mới có câu “Tháng riêng là tháng ăn chơi, tháng 2 cờ bạc, tháng 3 rượu
chè”. Tóm lại trong mấy tháng đầu năm là không ai làm ăn gì hết, chơi đã, việc
đồng áng cử để đấy, mất đi đâu mà lo. Chơi xong rồi, bà con lại lao ra đồng cày
cấy, hái lượm, bán mặt cho đất, bán lưng cho giời … dân công sở thì lao đi làm
hùng hục từ sáng sớm đến tối muộn mới về … Ai dám bảo dân ta lười nào … Dân ta làm
hùng hục, chỉ mỗi tội năng suất thấp, hiệu quả lùn, nên mới nghèo thôi, chứ
không lười … nói thế thì nghe cũng được … . Nói thế có đang tự biện hộ cho mình không
nhỉ?
Thế ai trong số dân ta đang
mắc bệnh Lười?
Nói ra thì nhiều lắm, Bệnh
Lười phổ biến lắm. Lười từ quan đến dân. Thế nên mới nói ở ta có mấy tiểu loại
lười: Lười công sở, Lười văn phòng, Lười học đường. Lâu nay báo chí nói tới Lười
công sở nhiều rồi. Ví như mấy ông công chức sang cắp ô đi chiều cắp ô về, ngày
trả lời vài cái công văn, viết mấy tờ trình. Còn đâu là buôn, là quần quần áo
áo, đâu đầu tóc tóc … . Là công bộc của dân, nhưng dân thì chả có ai là cụ thể vì
có tới 90 triệu cơ, nên làm thế thôi. Lười văn phòng thì có vẻ phổ biến chỗ này
nhưng lại hiếm hoi chỗ khác. Nếu loại Văn phòng 90-91 thì lười thôi rồi, giới
này chả khác gì công chức vì vốn cũng là công chức cả, sau cổ phần hóa thành lực
lượng lao động tiên tiến hết.
Lười học đường mới đáng lo
đây …
Nơi khiến tôi lo lắng nhất ở
Việt Nam ta là Lười Học Đường vì Bệnh phát tại gốc, biết chữa làm sao? Không chữa
được từ gốc thì sau này Bệnh Lười-Ỳ sẽ không thể hết được. Lười từ cấp I, II,
III rồi Đại Học (Cấp IV), hay nói rõ hơn là Lười phổ biến giới học sinh-sinh
viên. Bệnh này phát ra làm sao và dưới dạng nào? Ngẫm chút thì thấy có mấy phân
loại Bệnh này như sau: Lười học, Lười đọc, Lười động não, Lười viết, Lười nghe,
Lười lên thư viện…Nếu các bạn sinh viên nào Chăm hết các Lười trên, thì đọc bài
này xin đừng “nổi đóa” vì tôi nhé. Tôi là tôi thấy học sinh-sinh viên bây giờ
đa số là lười như thế. Học, đọc, nghĩ mà để làm gì, thà ngủ nước, đi event này
event kia, lượn lờ còn sướng hơn. Tôi đoán không dưới một nửa học sinh-sinh
viên là thế, ít người tự giác lắm, nhất là khi ngồi ở ghế đại học còn mông
lung, chưa biết thích gì và học gì để cho thành tựu. Thôi cứ lười cho xong việc,
ra trường tính sau … các em sinh viên chăm chỉ đọc để chăm chỉ thêm nhé, đừng vội
trách tác giả vơ đũa cả nắm.
Thế nếu lười như vậy thì đi học để làm gì? câu hỏi hay, giải đáp suy đoán: Đi học
để cho lên lớp, cho có mác học đại học. Chứ học gì, và học như thế nào, đọc gì,
viết gì…không ai quan tâm. Tôi sang Nhật thấy bà con ngồi trên xe bus hay tàu
điện ngầm vẫn chăm chú đọc sách, không ngẩng lên mấy khi, còn ta thì số đó đếm
trên đầu ngón tay. Nhiều khi thích sách vì phong trào thích để tô điểm thêm mầu
và mùi trí thức cho oai, chứ đọc làm gì cho mờ mắt, đi lượn sướng hơn nhiều…
Bệnh lười học thì trầm kha lắm.
Nó phát sinh ngay từ lớp vỡ lòng. Đẻ ra đã lười rôi, lớn lên lười thêm chả sao.
Đi học thêm nọ thêm kia cũng là vì phong trào, chứ bảo làm thêm bài tập, tự rèn
luyện bản lĩnh học hành thì chả được mấy người. Tự giác khó lắm, còn lười lại rất
dễ. Đến lớp thì Lười phát biểu vì ngại nói sai không phải đầu thì phải tai. Lười
rồi thì thành sợ sệt vì không biết gì mà nói cả. Bây giờ còn là học sinh thì lười
học, sau này trưởng thành đi làm thì lười làm à? lười làm thì chỉ có ra đường…
Lười sinh biếng, biếng sinh
nhác, nhác sinh nhụt, nhụt thì sinh tụt hậu. Một người như thế mà nhân lên hàng
triệu người như thế, thì quả là vấn nạn. Nay năng xuất đã thấp, mà cộng thêm lười
thì sao phát triển nổi cái gì. Tóm lại lười thì chỉ có mà tụt hậu. Lười trong mọi
hoàn cảnh. Khó cũng lười mà Có cũng lười. “Khó” là đến lớp nghe thầy giảng bài
khó quá, về nhà sinh lười ngại nghĩ rồi không biết sao thoát khỏi cái khó, nên
thế là bỏ học cho nhanh vì không học thì không khó và không phải lười. Lười thì
đổi cho bài khó, không học được, cứ để đấy đã, 2 năm nữa mới học vì còn tận 3
năm nữa mới ra trường cơ mà. Thế là tụt hậu, lúc cơ hội đến không có skills gì
cả, ra trường thất bại, việc không xin được, lại đổi tại trường dạy chán.
Bây giờ sinh viên cứ học
chán lại đổ tại trường dạy chán. Có lẽ như thế chưa công bằng đâu vì trường đại
học không phải là nơi dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức nữa, mà đòi hỏi tinh thần
tự giác học hỏi rất cao. Các em được va chạm môi trường học tập mới đòi hỏi tự
nghiên cứu tìm hiểu, lên thư viện đọc sách, ở nhà xem TV các vấn đề thời sự của
thế giới, của đất nước, từ đó hình thành tư duy phê phán-phản biện, tích lũy
thông tin-kiến thức, từ đó hình thành kỹ năng làm việc và sống. Tôi có sang nói
chuyện với sinh viên Ngoại Thương về mối liên hệ giữa nghiên cứu khóa học và thị
trường lao động. Tôi nhấn mạnh sinh viên rèn luyện kỹ năng làm nghiên cứu để phục
vụ công việc sau này. Làm gì cũng cần kỹ năng nghiên cứu cả. Viết một thư tư vấn
(sinh viên luật), viết báo cáo kinh doanh (sinh viên khối kinh tế), lập một dự
án đầu tư … đều đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu cả, nếu không các em biết mò từ đâu
mà làm khi mà ra trường với đôi bàn tay trắng. Chấp nhận là trắng tiền nhưng
không thể trắng chữ, hay trắng kỹ năng viết lách-nghiên cứu được vì đại học người
ta dạy anh cái đó mà anh không học thì còn trách ai….
Nói các em không thôi thì có
khi hơi phiên diện. Tôi phải nói thật là sinh viên thì ở đâu cũng có bệnh Lười,
chỉ có điều bệnh năng hay nhẹ thôi. Tôi ở Mỹ nhiều năm, chứng kiến bọn sinh
viên Mỹ và quốc tế, nhiều đứa cũng lười lắm. Đi học thì toán tránh môn khó, thầy
khó vì sợ điểm kém ra trường GPA lại thấp khó xin việc. Cứ mỗi đầu học kỳ là chạy
loạn lên tìm lớp phù hợp để học, khó quá là cũng drop (bỏ) trừ những thằng ham
học, thích thử thách. Ấy thế nhưng sao bọn nó lại vẫn giầu mà mình nghèo. Ấy là
thế này. Bọn Mỹ này học chuyên nghiệp lắm, nó coi học như một Full Time Job. Đã
học là học một cách đúng phương pháp, đọc sách giáo khoa trước khi lên lớp, làm
bài tập về nhà đầy đủ, viết tiểu luận nộp đúng hạn, lên lab. Thi xong cuối kỳ một
cái, bọn nó vứt sách vở biến sạch bóng. Hè thì xin đi intern, đông thì đi xõa ở
Florida hay Miami ấm áp. Đấy, lười chuyên nghiệp nó thế đấy.
Lười thì nghèo thôi … có phải
thế không nữa vì tôi tìm mãi chưa ra một nghiên cứu nào chạy một phương trình hồi
quy (regression) xem có mối liên hệ tương quan nào (co-relation) giữa
Laziness-Inertia (Lười-Ỳ) và Poverty (Nghèo)…nếu kinh tế gia nào làm nghiên cứu
này thì tốt quá, xin được thỉnh giáo thêm …
Nhưng để ngắn gọn, cho phép tôi kết luận định tính (vì chưa có định lượng) là
LƯỜI THÌ NGHÈO…
VIDEO HAY: 16 động tác thể dục (gym) giúp bạn có được thân hình hoàn hảo
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác