Nếu không làm chủ được cảm xúc, bạn sẽ trở thành nô lệ của nó
Lý trí và cảm xúc là hai mặt
không thể thiếu trong một con người, tưởng như đối lập song thực chất lại bổ
sung cho nhau. Thực tế trong cuộc sống, chúng ta hành xử theo cả cảm xúc và lý
trí của mình, quá nghiêng về bên nào cũng có thể khiến cuộc sống của chúng ta mất
cân bằng. Thông thường chúng ta hay để cảm xúc dẫn dắt cách hành xử của bản
thân, việc mất kiểm soát trong hành vi thường diễn ra khi chúng ta không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Vào những lúc như thế nếu lý trí không thể phát huy
vai trò của nó thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Sau đây là những mẩu chuyện nhỏ
cho chúng ta thấy tầm quan trọng của khả năng tự kiềm chế cảm xúc bản thân trong cuộc sống.
Một lần cãi nhau với em
trai, tôi lỡ tức giận đưa tay đánh nó, nó khóc: “Sau này chị đến trường, em
không bao giờ mong chị về nữa!”. Nghe xong tôi không thể giận nổi nữa. Bản thân
tôi cứ hay làm quá cảm xúc của mình, vậy nên thường làm tổn thương những người
thân yêu và gần gũi nhất. Người biết tự kiềm chế không bao giờ đề cao cảm xúc của
riêng mình mà còn để ý đến cả những người xung quanh.
Nếu không làm chủ được cảm xúc, bạn sẽ trở thành nô lệ của nó |
“Tất cả những cảm xúc của
con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân”. Đừng bắt người
khác phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ sự bất lực của chính bạn. Nếu
muốn bộc bạch cảm xúc, hãy cứ chia sẻ chứ đừng bộc phát!
“Nổi giận là bản năng, khống
chế cảm xúc là bản lĩnh”. Không ai cấm bạn thể hiện cảm xúc nhưng chú ý là cái
gì cũng nên có chừng mực.
“Nếu bạn không làm chủ được
cảm xúc của mình, bạn sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc”. Đừng bao giờ biến bản
thân thành nô lệ của một thứ cảm xúc nào đó, bạn phải làm chủ cảm xúc của mình
chứ không phải là nô lệ của nó.
“Cái gì cũng nói toạc ra,
cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính mà là thiếu giáo dục”. Đừng
nhầm lẫn giữa sự thẳng tính và sự thiếu giáo dục.
“Điện thoại rất đắt, chuột rất
đắt, máy tính cũng rất đắt. Không kiềm chế được cảm xúc mà quăng quật nó thì lấy
đâu ra tiền mà mua lại”. Đôi khi cái giá phải trả cho việc không kiềm nén được
bản thân cũng rất “chua chát”. Trả giá được thì hãy làm!
“Rất dễ bị người ta đổ cho
việc giáo dưỡng có vấn đề, làm xấu mặt bố mẹ. Xúc động không thể giải quyết được
vấn đề gì, ngược lại, còn dễ tạo thành mâu thuẫn”. Hãy nhớ “một điều nhịn là
chín điều lành”, “dĩ hòa vi quý” là rất quan trọng.
“Sai lầm lớn nhất của chúng
ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những
người thân yêu nhất”. Mỗi khi tức giận vì người thân hay bạn bè mình, hãy nhớ đến
những điều tốt đẹp của họ, những thứ mà họ đã làm cho bạn. Nếu còn chưa nguôi
giận thì hãy nhớ đến lúc bạn cũng từng làm họ tổn thương!
“Vì bố tôi không phải là tỷ
phú, người yêu tôi không phải đại gia, tôi không giỏi, không đẹp, không có khả
năng muốn làm gì thì làm. Vậy nên phải học được cách kiềm chế bản thân, để trở
thành một người bình thường không tầm thường”. Nếu không thể là một người đặc
biệt thì hãy làm người bình thường nhưng tuyệt đối không thể biến bản thân trở
nên tầm thường.
“Bố tôi vừa mua một cái
smart-phone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà mãi ông chẳng hiểu, tôi nhắc đi
nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy, tôi ức chế gào lên: “Thôi, bố đừng
hỏi nữa, con không biết đâu!”. Không biết khi ấy bố tôi đau lòng đến như thế
nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy
tôi học nói, dạy tôi ăn cơm … Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận…”.
Hãy kiên nhẫn hơn khi bố mẹ
hỏi bạn về công nghệ. Người già trí óc họ trở nên chậm hơn nên việc chậm hiểu
cũng là rất bình thường. Hãy ghi nhớ rằng khi bạn là một đứa trẻ, bạn cũng chậm
hiểu như thế đấy. Lúc đó, bố mẹ đã kiên nhẫn biết bao để chỉ dạy bạn về mọi thứ
trong thế giới này. Bạn có tưởng tượng ra nuôi lớn một đứa trẻ khó khăn, vất vả
thế nào không? Vậy mà bố mẹ trải qua hết và giúp bạn trở thành con người như hiện
tại. Vì thế hãy nhớ đến công ơn này mà kiên nhẫn với bố mẹ hơn.
VIDEO HAY: 16 động tác thể dục (gym) giúp bạn có được thân hình hoàn hảo
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác