Văn hóa đi lễ chùa của người Việt - đôi điều suy ngẫm
Các cụ ta ngày xưa có câu “Đẹp
thì khoe, xấu thì che”. Và hình như nó đã trở thành cách sống và cách nghĩ của
một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Đẹp thì có quyền được khoe, những khoe thì
phải hợp lúc hợp thời. Còn xấu thì phải che, nhưng cũng đừng có che quá để trở
thành một tật xấu khó sửa. Nếu có thì thật tệ hại vô cùng.
Năm nào cũng thế, cứ đến dịp lễ hội nào đó, nhiều “tật xấu” của người Việt lại
có cơ hội để phô bày ra ngoài. Tuy biết là xấu nhưng hình như nó đã trở thành
cái gì đó cố hữu, và khó lòng có thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Lên chùa vào dịp lễ sẽ thấy không khí ở chùa rất náo nhiệt, người người tới đây
với mong muốn nguyện cầu cho tầm hồn thanh thản, gia đình được yên vui hạnh
phúc. Lên chùa được nghe nhiều người cầu nguyện, cũng chỉ là tình cờ thôi vì
nhiều người hay có thói quen cầu khấn khá to. Con gái đi chùa thì cầu mong trẻ
đẹp, mau có người yêu, có gia đình; Còn các bà, các cô thì khấn sức khỏe, giàu
có, có của ăn của để … nhưng lại ít khi nghe các bà, các cô cầu nguyện cho xã hội
được tốt đẹp, đất nước được thái bình. Nói không thì không đúng, nhưng số có
thì cũng rất ít. Có lẽ đó là một phần trong đa số cách nghĩ, nhưng lại thể hiện
một quan niệm “xem nhẹ" giá trị cộng đồng.
Lên chùa cầu mong điều bình an đem về, nhưng thực tế đến chùa nào cũng gặp toàn cảnh chen chúc, xô lấn. |
Người người lên chùa tranh
nhau sắm lễ, người ta cứ nghĩ lễ càng nhiều thì thần càng chứng dám và điều ước
của mình cũng dễ thành sự thật. Đó là cách nghĩ của từng người và không ai có
thể cấm. Nhưng thử hỏi nếu không có điều kiện để sắm lễ cho thật nhiều thì sao,
không lẽ thần Phật sẽ làm ngơ sao. Tôi nghĩ chỉ cần một nén hương và một tấm
lòng thành kính cũng là đủ để nguyện cầu.
Lên chùa cầu mong điều bình an đem về, nhưng thực tế đến chùa nào cũng gặp toàn
cảnh chen chúc, xô lấn. Phải chăng “văn hóa nhường nhịn” đã không còn chỗ đứng,
thay vào đó là “mạnh ai nấy làm”. Đi chùa chen lấn là thế, mà ở đâu có người và
đông người thì nạn trộm cắp lại càng nhiều. Lên chùa, cảnh người vào điện khấn
bái, lễ Phật xong thì than ôi, giày dép tìm mãi không thấy. Phải là người trong
cảnh đó mới hiểu được cảm giác bực tức đến như thế nào. Cám cảnh phải kể đến việc
kẻ vô trước, người ở lại, đơn giản chỉ để giữ mấy đôi giày dép để mà về, cũng
không trách được vì dân gian có câu “bần cùng sinh đạo tặc”. Vậy thử hỏi làm
sao người đi lễ chùa có thể thành tâm mà cầu nguyện.
Nhiều ngôi chùa trước những bậc tam cấp có ghi câu “xin khách để bụi dưới chân
thềm. Cho thơm cửa Phật cho thiền nở hoa”. Có thể văn chương khó hiểu, một cách
rõ hơn là “xin thí chủ bỏ giày dép dưới thềm”. Thế mà có mấy ai đọc, người ta
hình như cứ phớt lờ cái bảng ấy đi, để rồi cứ vô tư mà bước.
Một số chùa người ta còn ghi “xin thí chủ đừng bỏ tiền trong tay Phật”. Điều
này có lẽ hơi khó thực hiện. Vì theo tôi biết thì nhiều nơi có phong tục này,
nhét tiền trong tay Phật cảm tưởng như đang hối lộ cho Phật vậy, cũng không thật
cho hay lắm, và nếu đã “nhập gia thì phải tùy tục”, cũng phải nên làm theo những
quy định của chùa.
Riêng khoảng ăn mặc cũng thật
sự đáng bàn. Chùa là nơi tôn nghiêm, trang trọng. Thế mà nhiều người khi đi lễ
chùa lại không chú ý điều này, bởi thế mà nào váy ngắn, áo dây, màu xanh màu đỏ
thật bắt mắt nhưng lại không hợp cảnh cho lắm. Người ta đi chùa mà không hiểu rằng
“đúng Pháp thì mới đạt Phước” chăng.
Sự thiếu ý thức đó còn kể đến
việc “hái lộc” đầu năm. Ngày xưa ông cha thường có tục hái lộc đầu năm với mong
muốn gia đình gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Nhưng bây giờ để đạt cho được cái
“may mắn chưa thật đầy đủ đó” mà kẻ lấn, người xô, chen nhau để bẻ cho được một
nhánh lộc mang về nhà. Đến nỗi nhiều sư thầy ở các chùa đã phải nghĩ cách làm
những phong bao lì xì chứa những lời chúc nhà Phât để cho thí chủ có cái mà hái
lộc. Sư thầy nói rằng đó là cách tốt nhất để cứu lấy cây trong chùa.
Hình ảnh phản cảm của cô gái trong khi đi lễ chùa |
Đi chùa vui là thế, nhưng
cũng mấy ai hiểu được cảnh sau đó bằng các sư thầy. Một khuôn viên vắng vẻ với
toàn rác là rác, thậm chí rác rưởi còn liền kề bên những thùng rác trống huơ, trống
hoác. Thiết nghĩ mỗi người chỉ cần một chút ý thức thôi thì sẽ đỡ nhọc cho nhà
chùa biết mấy.
Đi chùa còn thêm cái khoảng
phóng sanh nữa. Nhiều người nói rằng đừng nên mua phóng sanh ở chùa, vì có
phóng sanh xong thì nó cũng bị bắt lại. Người khác thì nói, lên chùa mà, cứ làm
đi, còn người ta bán người ta bắt lại thì tội người ta chịu, Phật dạy rồi, luật
nhân quả cả đó. Thường thì người đi mua hàng người ta thường kỳ kèo trả giá, đến
500 đồng mà còn kỳ kèo nữa. Nhưng đến chùa lại khác, có người nghĩ rằng tích đức
mà trả giá thì còn gì là đức nữa. Bởi thế mới có cảnh người bán hét giá cao mà
người mua vẫn vui vẻ mua. Chỉ cảm thương cho mấy chú chim tội nghiệp, oặt ẹo suốt
từ sáng tới chiều, có muốn bay cũng chẳng nổi.
Khôi hài nhất phải kể đến cảnh
xin tiền của những người nghèo. Chuyện sẽ không có gì đáng bàn khi người ta
“làm phước” cho những người nghèo khó bằng một câu chuyện có lẽ cũng đáng suy
nghĩ. Người đi cho thì chỉ có những tờ tiền chẵn trong khi người nghèo khó thì
nhiều. Mà cho người này, không cho người khác thì không được, nếu mà làm như thế
bảo đảm sẽ chẳng bao giờ mà đi được khỏi đám người đó. Thế là sau một chút hội
ý của nhóm người nghèo, 1 người lên tiếng “chị cho tôi rồi tôi thối lại cho, tiền
lẻ tôi nhiều lắm”. Thấy cũng lạ cho cảnh này, giờ người nghèo cũng đỡ nghèo đi
rồi, và người muốn được trở thành người nghèo lại càng nhiều thêm!.
Một chút cảm nhận của bản
thân có thể sẽ không hoàn toàn đúng, nhưng xin hãy đừng để cho những vẫn đục đó
đọng lại trong lòng khách đến thăm, đặc biệt là khách nước ngoài. Họ sẽ nghĩ gì
về văn hóa của người Việt!
Hy vọng mỗi người sẽ có những cảm nhận cho riêng mình để có thể tự hào với bè bạn
mà không cảm thấy hổ thẹn với bản thân, khi nói rằng văn hóa truyền thống Việt
Nam đậm đà bản sắc dân tộc./.
Nguồn: Webtretho
VIDEO HAY: Anh trai dạy em gái 2 tuổi học bài siêu đáng yêu
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác