Lũ của lòng dân được tái hiện qua kì tích của U23 Việt Nam
Đã trải qua hơn
30 xuân xanh, đã được ăn cơm độn sắn, đã từng chứng kiến những cơn lũ thiên
nhiên. Nhưng gần nửa cuộc đời, tôi mới được chứng kiến cơn "lũ" của Lòng dân qua 2 sự kiện: Đám tang
tướng Giáp và hiệu ứng chiến thắng của U23 Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước lạ kỳ. Đó là đất nước
không được chọn láng giềng, luôn gắn liền với chiến tranh và chiến thắng. Dù
trong bất kì khó khăn nào cũng luôn giữ vững niềm tin, ý chí và luôn có biện
pháp vượt qua. Không ai có thể coi thường tinh thần dân tộc của người Việt. Ấy
vậy mà trong hòa bình, dù đạt nhiều thành công nhất định, nhưng là một đất nước
rất khó phát triển ("không chịu phát triển"- theo lời bà Phạm Chi
Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu thủ tướng). Đâu phải riêng hiện tại của
chúng ta, lịch sử ghi nhận các thời kì trước đều tương tự. Mâu thuẫn nội bộ,
chia bè kéo cánh, tham ô - tham nhũng, thích xu nịnh - ghét tôi trung, ...
những trở ngại đó làm cho đất nước ta vẫn luôn phải tìm đường đi tắt để tiến
kịp các nước khác.
Thường ngày ta vẫn thường nghe thời sự điểm tin
các đại án, đến nhớ tên các đối tượng bị xét xử thôi cũng cảm thấy mệt mỏi và
buồn lòng. Dân cho là phải làm, nhưng dân vẫn không vui. Sao mà đại án nhiều
thế, sao mà "trong nhà" nhiều "con" hư thế. Tại "cha
mẹ", tại "con", hay tại "xã hội". Đọc báo nào là bót,
nào là bắt cóc, nào là chém giết, nào là xăng tăng, điện tăng, giá tăng; Trên
mạng xã hội đầy rẫy các thuyết âm mưu, vào đời sống đầy rẫy các bất cập, đến cả
chữa bệnh cũng sợ các bạn BHXH xuất toán...
Ấy vậy mà đùng một cái các tuyển thủ U23 với
trình độ kỹ thuật, tinh thần nhiệt huyết chiến đấu đem lại 3- 4 chiến thắng ý
nghĩa trước các đội bóng sừng sỏ Á châu. Làm được điều kì diệu đến cả trong mơ
các em ấy cũng chưa nghĩ tới. Cả dân tộc như bừng tỉnh, đất nước như cùng thức
giấc, hội vui còn rạo rực, bâng khuâng, phấn khởi hơn cả tết. Nhà nhà như một,
người người giống nhau, cùng rạo rực tự hào và khát khao hy vọng. "Như có
bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
Lũ của lòng dân được tái hiện qua kì tích của U23 Việt Nam |
Mọi mâu thuẫn nén lại, mọi khó khăn gác qua, mọi
so bì đặt ở giá bếp, cả nước không ai bảo ai, không có lịch quy định chung,
không có mệnh lệnh hành chính. Nhưng tất cả đều nghỉ, đều hướng tới u23 với
trận Chung kết khí thế ngút ngàn. Các sân vận động lắp màn hình lớn, các trường
đại học đồng loạt tổ chức sinh viên xem tập thể, các tỉnh thành chiếu trực tiếp
ở tp trung tâm, các quan chức từ trung ương đến địa phương đồng loạt mặc áo đỏ
sao vàng. Gia đình các tuyển thủ thì đồng loạt mổ trâu gà. Các mạnh thường quân
thi nhau trao thưởng, hứa cho. Thủ tướng gọi điện, viết thư, tặng bằng khen;
Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động. Lần đầu tiên, tất cả đều lần đầu tiên,
nhanh và kịp thời. Cũng lần đầu tiên, việc ăn mừng khiến phó thủ tướng phải ra
một công điện.
Tất cả thực sự đầy thương yêu và trách nhiệm, tất
cả đều con một nhà. Và cũng lần đầu tiên, các cầu thủ thất bại mà không ai
trách. Ai cũng cho là đã vô địch trong lòng. Vẫn sẽ tổ chức mừng công, vẫn sẽ
tường thuật trực tiếp lễ đón. Vietjet air vẫn có chuyến bay riêng để chở về,
vẫn có buýt mui trần diễu phố. Ôi các bạn! tổ quốc đáng yêu và thân thương đến
thế. Hãy nhìn số khán giả của đội U bê ở sân Thường Châu (Có lẽ đếm được trên
đốt ngón tay), so với hàng vạn khán giả Việt lặn lội trong mưa tuyết, mới hiểu
được tinh thần dân tộc là cái có sẵn trong máu, như là một kháng thể để phân
biệt nhóm máu Việt Nam với nhóm máu khác. (Cũng thông cảm cho Ban tổ chức, họ
cũng muốn xong việc, nhưng mặt khác họ cũng không thể hoãn vì mưa tuyết, khi
khán giả Việt đã đến đầy sân).
Lòng dân là đó, vận nước ở đây. Không cần băng
rôn, khẩu hiệu, không cần Nghị quyết, thông tư. Hãy cho dân lòng tự hào, hãy
cho đồng bào sự trung thực. Sức mạnh to lớn của đám đông đã gây ra hiệu ứng xã
hội tích cực, mạnh mẽ và trong trẻo. Đến cả những người chưa từng bao giờ đá
bóng cũng lần đầu xem bóng đá.
Chúng ta không thiếu sức mạnh, chúng ta không
thiếu đoàn kết. Cái chúng ta thiếu là làm sao để tạo ra sức mạnh, làm sao để
tạo ra sự đoàn kết.
Một xã hội đang vô vàn những lo toan thường nhật, vẫn còn đó cơm áo gạo tiền, vẫn ở đây những mắc mớ đời thường, vẫn tôi và ông... bỗng một ngày lặng đi, không còn chức tước, chẳng quan tâm địa vị sang hèn, ai ai cũng trầm mặc, ưu tư, nặng trĩu...
Một xã hội đang vô vàn những lo toan thường nhật, vẫn còn đó cơm áo gạo tiền, vẫn ở đây những mắc mớ đời thường, vẫn tôi và ông... bỗng một ngày lặng đi, không còn chức tước, chẳng quan tâm địa vị sang hèn, ai ai cũng trầm mặc, ưu tư, nặng trĩu...
Tất cả cùng bị đánh thức khi người cha già dân
tộc qua đời. Cụ không phải là nguyên thủ, Cụ không phải là lãnh tụ, Cụ cũng
không phải người trong gia đình. Nhưng ai cũng thấy mất mát, ai cũng bị đau
thương, ai cũng đổ ra đường để tiễn biệt Cụ - khi dòng xe qua... Cụ họ Võ, học
Văn, dạy Sử và đánh giặc. Cụ đã mất ở tuổi mà dân tộc ta cũng ít có ai đạt
được. Nhưng cả nước Việt đau thương, chuông nhà thờ đổ hồi. Dưới sân lá vàng
rụng, đầu đình cờ rủ treo, khắp nơi hàng triệu trái tim hướng về.
Dân mến, dân tin, dân thương. Đơn giản Cụ vì dân, lo cho dân, sống gần dân. Sức mạnh dân tộc thêm một lần thể hiện vào ngày tiễn biệt Cụ về với Vũng Chùa - đảo Yến. Ấy mới biết dân đúng là thật khách quan và công bằng.
Hãy vì dân như Cụ Giáp, hãy cháy hết mình như U23. Lòng dân luôn có, vận nước hãy được nâng lên.
Dân mến, dân tin, dân thương. Đơn giản Cụ vì dân, lo cho dân, sống gần dân. Sức mạnh dân tộc thêm một lần thể hiện vào ngày tiễn biệt Cụ về với Vũng Chùa - đảo Yến. Ấy mới biết dân đúng là thật khách quan và công bằng.
Hãy vì dân như Cụ Giáp, hãy cháy hết mình như U23. Lòng dân luôn có, vận nước hãy được nâng lên.
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác