Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con cái
Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem
thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.
Một độc giả kể lại: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại
thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng
dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi
về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than
thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc
bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ.
Bà ngước
lên nhìn tôi khổ sở:
"- Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ".
"- Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để
mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ:
"- Con
à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ
đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với
mẹ không?”.
Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám
nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên
nhẫn hơn một chút nữa.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã
mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.
Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ:
"Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi
đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và
đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy
day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải
trở nên thận trọng hơn với con mình. Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là
người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại
bình yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng
sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề
cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì
con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem
thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận
trọng.
Bộ phim truyền hình nổi tiếng Gia đình hạnh phúc từng lấy đi
nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim
xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh
không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn.
Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ
bố mình: "Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con
chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp". Lời phàn nàn của
đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: "Là bố sai rồi, là bố
không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn”.
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con
giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên
3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ
còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn
toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc
đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già
dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là
lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.
Để tránh làm bố mẹ tổn
thương, thì phận làm con cái: