Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Vậy thiếu ngủ nghiêm trọng như thế nào?
Việc thiếu ngủ có thể khiến não bộ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của nhà thần kinh học Michele Bellesi đến từ ĐH Bách khoa Marche (Ý) đã phát hiện ra rằng khi thiếu ngủ, não bộ sẽ quét sạch một lượng lớn tế bào và kết nối thần kinh. Nghiêm trọng hơn, đó là những tổn hại không thể phục hồi ngay cả khi ngủ bù sau đó.
Nói cách khác, việc thiếu ngủ có thể khiến não bộ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Có điều theo một nghiên cứu mới đây trên chuột, các chuyên gia nhận thấy cơ chế loại bỏ độc của não bộ cũng xảy ra khi thiếu ngủ. Chỉ có điều, quá trình ấy bị rối loạn nặng, khiến não bộ... tự ăn chính mình
Các thí nghiệm được thực hiện vào năm 2017. Theo đó, Bellesi đã nghiên cứu não bộ của các loài thú khi không được ngủ đủ, và nhận ra sự kỳ lạ trong não của loài chuột.
Trước tiên cần biết rằng, tế bào não cũng giống như mọi tế bào khác, cần phải liên tục được làm mới nhờ 2 loại tế bào thần kinh đệm có vai trò giống như chất kết dính trong hệ thần kinh. Trong đó, thực bào có vai trò loại bỏ các khớp nối thần kinh không cần thiết, nhằm giúp não bộ được làm mới để tiếp tục vận hành.
Việc thiếu ngủ có thể khiến não bộ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Khoa học biết rằng, quá trình làm mới này xảy ra trong giấc ngủ, nhằm dọn dẹp bớt các độc chất sinh ra lúc tỉnh. Có điều hóa ra, nó cũng xảy ra lúc ta thiếu ngủ, với áp lực mạnh hơn và vô tình loại luôn cả tế bào bình thường.
Nói một cách đơn giản, hãy tưởng tượng nó giống như việc bạn đi đổ rác (lúc ngủ) với chuyện ai đó vào nhà bạn và khoắng sạch mọi thứ, từ TV, tủ lạnh cho đến chú chó bạn yêu quý (lúc thiếu ngủ). "Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy các khớp nối thần kinh bị ăn bởi chính thực bào, chỉ vì thiếu ngủ," - Bellesi trả lời phóng viên trang New Scientist
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã quan sát hình ảnh não bộ của 4 nhóm chuột. Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Ngủ 6-8 tiếng (ngủ đủ)
Nhóm 2: Bị đánh thức theo chu kỳ trong lúc ngủ (ngủ không ngon)
Nhóm 3: Thức thêm 8 tiếng mỗi ngày (thiếu ngủ)
Nhóm 4: Thức 5 ngày liên tiếp (mất ngủ mãn tính)
Sau đó, họ tiến hành so sánh hoạt động của thực bào trong cả 4 nhóm. Lần lượt, họ nhận thấy sự hiện diện của nó ở khoảng 5,7% khớp thần kinh của nhóm ngủ đủ (nhóm 1), và 7,3% trong nhóm ngủ không ngon (nhóm 2).
Nhưng với 2 nhóm còn lại, họ nhận ra sự khác lạ: thực bào tăng cường hoạt động đến mức ăn luôn khớp thần kinh, thay vì chỉ ăn các độc tố trong đó. Như nhóm thiếu ngủ (nhóm 3), hoạt động của thực bào lên tới 8,4%, trong khi nhóm mất ngủ mãn tính (nhóm 4) lên tận 13,5%.
Bellesi chia sẻ, việc thực bào xuất hiện nhiều nhất trong 2 nhóm thiếu ngủ - cũng là 2 nhóm già nhất - tưởng như là điều tốt. Xét cho cùng, bạn càng thiếu ngủ, độc chất càng nhiều. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện cả trong các nhóm mất ngủ mãn tính thì lại khác. Đáng sợ hơn, quá trình "ăn mòn" này có thể dẫn đến các chứng bệnh về hệ thần kinh như Alzheimer hoặc tương tự như vậy.
Nghiên cứu vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời, như việc liệu quá trình này có xảy ra trong não người hay không, và nếu ngủ bù thì liệu tổn hại này có được khôi phục. Nhưng thực tế thì số người tử vong vì Alzheimer đã tăng đến 50% kể từ năm 1999, cộng thêm việc con người ngày càng thiếu ngủ, nghĩa là chúng ta cần tìm ra giải pháp thật nhanh chóng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Neuroscience.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê 22 tác hại nghiêm trọng của việc thiếu ngủ và cách giải quyết việc mất ngủ như thế nào nhé.
22 Tác hại nghiêm trọng của việc thiếu ngủ
1. Thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong
Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu người Anh để kiểm tra sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong của 10.000 công chức tại Anh trong suốt 2 thập kỷ cho thấy: những người ngủ từ 5 tiếng trở xuống vào ban đêm sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi những người khác. Nguyên nhân tử vong có thể là vì bất cứ lý do gì, đặc biệt là do các bệnh tim mạch.
2. Thiếu ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Giấc ngủ ít và bị gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
3. Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
Phải thức giấc khi cơ thể cần ngủ làm rối loạn cơ chế của cơ thể, dần dẫn đến sự kháng insulin (tiền đái tháo đường) và đái tháo đường tuýp 2.
4. Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
5. Thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch
Chỉ một đêm mất ngủ cũng khiến cơ chế miễn dịch của cơ thể và khả năng hấp thụ vắc xin kém đi. Theo một nghiên cứu, người ngủ không đủ dễ mắc cảm lạnh gấp ba lần bình thường.
6. Thiếu ngủ sẽ tăng bài tiết nước tiểu
Hiện tượng này đến từ cơ chế tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm khi thiếu ngủ.
7. Thiếu ngủ sẽ giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da
Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.
8. Thiếu ngủ gây ra vấn đề về thị lực và ảo giác
Thiếu ngủ dẫn tới hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như bị ảo giác.
9. Thiếu ngủ có thể dẫn đến béo phì
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
10. Thiếu ngủ có thể gây ra vấn đền liên quan tới chứng Alzheimer
Ngủ đủ giấc giúp giảm bớt lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer.
11. Thiếu ngủ sẽ làm trí nhớ ngắn hạn, dài hạn và khả năng học tập giảm sút
Một số nghiên cứu chỉ ra người trưởng thành mất ngủ gặp khó khăn khi nhớ lại từ vựng cũng như cải thiện các kỹ năng đã học.
12. Thiếu ngủ dễ mất tập trung
Nếu muốn não bộ luôn trong trạng thái tập trung, hãy cố gắng ngủ đủ giờ. Thiếu tập trung có thể dẫn tới nhiều tai nạn giao thông thảm khốc do các lái xe hay phi công bị thiếu thời gian nghỉ ngơi.
13. Người thiếu ngủ dễ cáu gắt
Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.
14. Người thiếu ngủ phản ứng chậm và vụng về hơn
Người chơi thể thao, sĩ quan và các bác sĩ phẫu thuật đều thực hiện công việc kém với độ chính xác thấp hơn khi giấc ngủ không được đảm bảo.
15. Người thiếu ngủ sẽ làm giảm ham muốn tình dục
Giấc ngủ giúp bổ sung lượng testosterone ở cả hai giới. Giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và ngưng thở khi ngủ là ba nguy cơ khi bạn thiếu ngủ.
16. Thiếu ngủ có thể khiến bạn đưa ra các quyết định sai lầm
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thảm họa hạt nhân Chernobyl, vụ tràn dầu Exxon Valdez và nổ tàu con thoi Challenger.
17. Thiếu ngủ có thể gây suy nhược cơ bắp
Những tổn thương cơ bắp do sinh hoạt và luyện tập trở nên khó lành hơn. Theo nghiên cứu, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng để làm lành các vết thương trong quá trình ngủ.
18. Người thiếu ngủ có khả năng chịu đau kém
Các cơn đau mạn tính sẽ càng tệ hơn do việc thiếu ngủ tăng sự nhạy cảm hoặc thậm chí khiến cơ thể con người thêm đau nhức.
19. Thiếu ngủ gây mệt mỏi kéo dài
Không ngạc nhiên nếu thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, nhưng nhiều người không nhận ra rằng thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài. Theo thời gian, sẽ cần vài ngày để hồi phục sau khi bị thiếu ngủ từ vài ngày trước đó. Mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra bởi tình trạng thiếu ngủ thường xuyên. Thống kê còn cho thấy thiếu ngủ còn dẫn đến các tình trạng khác như tiểu đường và tăng huyết áp.
20. Thiếu ngủ sẽ cho bạn cảm giác cô đơn
Nghiên cứu chỉ ra thiếu ngủ lâu ngày khiến khả năng giao tiếp xã hội kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn, tệ hơn nữa, những người này thường ngủ không ngon, khiến bản thân bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn.
21. Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khác
Viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột, đau đầu, trầm cảm và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác có thể phát sinh do chứng thiếu ngủ. Thậm chí, một số người có thể ngáy và dễ bị ngưng thở trong khi ngủ.
22. Thiếu ngủ có thể biến đổi các hoạt động của gen
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy giấc ngủ kém dẫn tới sự bất thường của hoạt động gen. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, hơn 700 gen ghi nhận bất thường, nhất là các gen điều khiển hệ miễn dịch và phản hồi với sự căng thẳng.
Cách khắc phục việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
Có một thông tin tốt lành là hầu hết những tác động tiêu cực của thiếu ngủ sẽ triệt tiêu khi bạn ngủ đủ giấc trở lại. Hãy tham khảo một số gợi ý sau cho việc tạo thói quen ngủ tốt bao gồm:
- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần
- Tránh bữa ăn 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ
- Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.
- Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.
- Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.
Nếu bạn cứ để tình trạng thiếu ngủ diễn ra và các triệu chứng tiêu cực tồn tại bất chấp thực hành các biện pháp duy trì giấc ngủ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Đừng hy sinh giấc ngủ của bạn vì đó chính là hy sinh sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác