4 dấu hiệu cho biết điện thoại bạn đang bị cài phần mềm theo dõi
4 dấu hiệu cho biết điện thoại bạn đang bị cài phần mềm theo dõi
Nếu bạn thấy gần đây điện thoại của mình xuất hiện 1 trong 4 dấu hiệu dưới đây, hãy thận trọng có ai đó đang âm thầm theo dõi mọi hoạt động của bạn.
1. Thời lượng pin giảm nhanh
Khi dùng điện thoại nếu bạn thấy pin hao nhanh, thời gian dùng ngắn hơn trước kia. Bạn hãy thận trọng nhé bởi các phần mềm gián điệp thường sử dụng nhiều tài nguyên của smartphone để thu thập dữ liệu, thông tin định vị GPS, ghi lại các thao tác của người dùng... Việc theo dõi này thậm chí có thể diễn ra bất cứ khi nào điện thoại được bật sáng màn hình, do đó nó khiến máy nhanh hết pin.
Tuy
nhiên, với những dòng điện thoại thông minh việc pin kém hơn so với mặt bằng
chung của dòng sản phẩm này thì cần kiểm tra thêm. Bởi đôi khi pin sụt pin đột
ngột do phần mềm gián điệp, nhưng cũng có thể việc dung lượng pin giảm dần theo
thời gian là do bạn tải quá nhiều ứng dụng không cần thiết.
2. Dữ liệu di động nhanh hết
Nếu
như bạn không tải nhiều ứng dụng nhưng dung lượng bộ nhớ điện thoại đã bị đầy
thì bạn cần phải kiểm tra lại. Bởi thông thường các ứng dụng nghe lén thường
liên tục cập nhật và gửi dữ liệu về cho kẻ tấn công. Việc này chắc chắn tốn nhiều
dữ liệu và nếu thấy các gói data 3G/4G nhanh hết hơn so với bình thường thì
không loại trừ khả năng thiết bị của bạn bị theo dõi. Chưa nói đến nguy cơ từ
việc lộ thông tin, bị cài chương trình nghe lén "đánh" thẳng vào túi
tiền của bạn do chi phí 3G/4G tăng cao.
3. Thiết bị chạy chậm, thường bị nóng máy
Nếu
như bạn thấy gần đây điện thoại của mình hoạt động chậm, và thường bị nóng máy
nhanh thì đó cũng có thể là dấu hiệu bất thường. Bởi một chương trình ghi lại
hành vi của người dùng rồi gửi đến máy chủ từ xa sẽ chiếm dụng tài nguyên của
smartphone. Việc cài đặt phần mềm theo dõi nó làm cho máy chạy chậm đi, thậm
chí gây ra tình trang treo máy. Kéo theo đó, điện thoại có thể nóng hơn, ấm lên
một cách bất thường ngay cả khi không dùng.
4. Phát ra những âm thanh lạ
Khi
bạn cảm nhận rằng điện thoại của mình thường có những âm thanh lạ, nhất là
khi đàm thoại, đặc biệt khi bắt đầu cuộc gọi hoặc khi người bên kia vừa bắt
máy. Nếu bạn nghe thấy tiếng pip hoặc âm thanh bất thường trong lúc đàm thoại
thì rất có thể cuộc gọi bị ghi âm lại. Bởi khi các phần mềm ghi âm cuộc gọi sẽ
tạo ra tạp âm khi hoạt động.
Bên
cạnh đó, những âm thanh lạ cũng có thể xuất hiện khi người dùng không chạm tay
vào điện thoại, màn hình máy vẫn tối. Bạn cũng có thể là tiếng vọng lại, những
tiếng tách tách phát ra đều đặn dù âm lượng rất nhỏ... Lúc này, điện thoại của
bạn có thể bị kích hoạt micro để thu tiếng từ môi trường hoặc dò tìm sóng gì
đó.
Cần làm gì khi điện thoại bị hack, bị theo dõi
Nếu
bạn phát hiện điện thoại bị hack, bị theo dõi thì hãy ngăn chặn và bảo vệ
điện thoại bằng cách sử dụng các biện pháp sau:
- Kích hoạt chế độ Safe Mode trên Android: Khi tính năng này được bật, hãy xóa tất cả các ứng dụng mới được cài đặt hoặc chưa được nhận dạng khỏi Android của bạn. Việc gỡ cài đặt các ứng dụng chưa được nhận dạng hoặc mới được cài đặt gần đây có thể giúp xóa mọi phần mềm độc hại tiềm ẩn mà bạn đã vô tình cài đặt thông qua những ứng dụng này.
- Thay đổi toàn bộ mật khẩu các tài khoản có trên điện thoại: Cài đặt xác thực nhiều lớp và không sử dụng lại mật khẩu cũ để đảm bảo an toàn.
- Cài đặt và khởi chạy phần mềm antivirus: Các ứng dụng này sẽ quét điện thoại của bạn để tìm ra các tệp, các ứng dụng độc hại và xóa chúng vĩnh viễn.
- Đặt lại màn hình khóa Android và mã PIN hệ thống: Nếu hacker có quyền truy cập vào thông tin đăng nhập và tấn công điện thoại của bạn theo cách này, chúng sẽ không thể truy cập lại sau khi bạn khởi động lại thiết bị. Bạn cũng có thể khóa ứng dụng bằng tính năng ghim màn hình để tăng cường mức độ bảo mật.
- Dùng một số phần mềm bảo mật tốt nhất và uy tín nhất để phát hiện ra những phần mềm độc hại. Đồng thời, hãy lưu ý đến những dấu hiệu micro đàm thoại hay camera trước bỗng hiện hoạt động mà không có chủ đích.
- Tìm lời khuyên, tư vấn từ đội ngũ uy tín: Hãy đến các trung tâm bảo hành, dịch vụ sửa chữa điện thoại,... để nhận tư vấn về vấn đề này.
Cách bảo mật giúp điện thoại tránh bị hack, theo dõi
- Để tránh điện thoại bị hack, theo dõi thì cũng tìm hiểu những cách bảo mật dưới đây nhằm ngăn chặn và bảo vệ điện thoại của bạn.
- Trong quá trình sử dụng điện thoại, nếu bạn nhận được những tin nhắn cùng với những link liên kết mà không thể nhìn thấy đầy đủ URL thì tuyệt đối không được mở nó.
- Nếu bạn sạc điện thoại qua máy tính không xác định, hãy cẩn thận bằng cách khi được kết nối, chọn chế độ Only charging (Chỉ sạc).
- Không nên sử dụng tính năng Nhớ mật khẩu.
- Chú ý ngắt kết nối tự động với mạng Wifi công cộng. Thay vào đó, hãy chọn những kết nối mạng được bảo vệ bằng mật khẩu, sử dụng công cụ kết nối theo cách thủ công.
- Trong khi đang sử dụng mạng Wifi công cộng, bạn cần chú ý không nên mua hàng trực tuyến hoặc chuyển tiền.
- Nếu như bạn đang sử dụng điện thoại hệ điều hành Android, hãy cài đặt một chương trình chống virus đáng tin cậy để bảo vệ điện thoại của mình.
Cuối cùng và cũng là điều không thể thiếu đó là bạn hãy đặt mật khẩu vào điện thoại của mình.
Không có nhận xét nào:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng tôi mong muốn các bạn sử dụng tiếng Việt có dấu. KHÔNG bình luận những lời lẽ thiếu văn hóa, những nội dung gây hiềm khích và những nội dung kích động khác