Tạo phúc cho người khác cũng có nghĩa là tạo phúc cho chính mình
Lương thiện là một loại sức mạnh tinh thần, là một sự thấu hiểu khoan dung, lương thiện làm tâm linh của con người trở nên nhân từ, làm cách nhìn của con người trở nên rộng mở. Người sống lương thiện là người cao quý mà chững chạc, có thể mãi mãi duy trì tâm trạng tốt.
Người lương thiện luôn có một trái tim thấu hiểu người khác, có thể làm con người thông qua sự thấu hiểu bình đẳng mà cởi bỏ hiểu lầm về nhau, kéo gần khoảng cách tâm của đôi bên, xóa bỏ ngăn cách, quét sạch chướng ngại, gia tăng thêm tình cảm.
Chúng ta khi đối mặt với những khó khăn, thử thách, có thể sẽ dùng những biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Có người dùng cái ác để trị ác, có người sẽ nhẫn nhường, có người sẽ dùng thiện niệm để giải quyết. Phương pháp xử lý không giống nhau, sẽ đem lại kết quả không giống nhau.
Theo “Thần Tiên Thập Dị” có ghi chép: Quách Văn là người Lạc Dương, trong cuốn “Tấn Thư” thời nhà Đường có ghi chép lại cuốn nhật ký của ông. Ông sống ẩn dật trong một động đá tại núi Thiên Trụ. Thái Hòa Chân Nhân đã từng đến động đá này và dạy cho ông phương pháp tu Đạo: “xung đạm hư tĩnh, dưỡng chân tu tính”. Từ đó trở đi, Quách Văn càng chuyên tâm tu thiện và không ra ngoài, con người thế gian cũng không biết ông ở đâu và làm gì.
Tạo phúc cho người khác cũng có nghĩa là tạo phúc cho chính mình |
Có một lần, một con hổ già đến trước động đá của ông và há miệng ra, hình như nó đang cầu xin ông làm việc gì đó. Quách Văn bèn đưa tay vào cổ họng của con hổ, thì ra trong họng nó có một miếng xương, sau đó ông đã gắp miếng xương ra giúp nó. Ngày hôm sau, con hổ đó đã mang một con con hươu đến để “tặng” cho Quách Văn. Kể từ đó trở đi, con hổ thường xuyên đến chỗ ông, và ông có thể tùy ý vuốt ve hoặc dắt nó đi dạo.
Nếu như Quách Văn xuống núi, con hổ nhất định sẽ đi theo ông. Có lần đi đến một kinh thành nọ, trên đường có rất nhiều người đi lại, con hổ cũng tỏ vẻ ngoan ngoãn như một chú chó hay một con dê, không hề tỏ ra hung dữ. Có lúc Quách Văn còn khắc chữ lên thẻ tre và đặt lên lưng nó, để nó vác đi. Có lúc ông đi hái quả rừng, lá trúc thì cũng mang theo một sọt, trên đường đi cũng có thể đổi lấy gạo và muối.
Sau khi Hoàng đế nghe được câu chuyện, liền triệu tập Quách Văn vào cung, hỏi ông về cách thuần phục hổ, Quách Văn nói: “Tôi chỉ thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi, khi con người không có tâm muốn làm hại loài vật, thì loài vật cũng không thể làm hại con người được, hà tất gì phải dùng phương thuật nào chứ? Nếu chúng ta biết cách bảo vệ và chăm sóc hổ thì hổ sẽ thuận theo người. Nếu chúng ta ngược đãi hổ, hổ và chúng ta sẽ trở thành thù địch. Kì thực, giữa việc cai quản bách tính và thuần phục hổ thì có gì là khác nhau đâu?”
Hoàng đế nhận thấy rằng lời Quách Văn nói rất có đạo lý, muốn giữ ông ở lại làm quan, nhưng Quách Văn từ chối không làm, sau đó vào núi Ngao Đình ẩn cư, sau đó đắc Đạo thành Tiên.
Thiện là có cảnh giới, có người đứng từ góc độ của con người mà nhìn xét vấn đề, nhận thấy rằng đối phương cũng không hề dễ dàng gì nên chọn cách tha thứ cho đối phương, cũng có người là tuân theo quy luật của vũ trụ, thuận theo tự nhiên. Chúng ta đều biết rằng, người tu luyện đều giảng Thiện. Phật gia, Đạo gia và Pháp Luân Đại Pháp cũng giảng Thiện, điều này là yêu cầu của pháp môn tu luyện quyết định.
Cơ điểm không giống nhau sẽ đem lại kết quả không giống nhau. Đứng tại cơ điểm của người bình thường thì sẽ trở thành một người tốt, đứng tại cơ điểm của vũ trụ, thì sẽ tu thành những vị Thần khác nhau.
Người làm việc thiện mà không mong báo đáp
thường xuyên nhận được sự đáp trả không ngờ tới, đây là quy luật tự nhiên của
nhân quả. Người lương thiện thường xuyên tạo phúc cho người khác, trên thực tế
cũng là tạo phúc cho chính mình./.
Rất đúng các bác ạ! Mình muốn tạo phúc cho mình trước tên phải tạo phúc trước đã hoặc không là tạo nghiệp
Trả lờiXóa