Thành công không phải nhờ dậy sớm, mà là phải “THỨC” sớm
Có một điều mà chúng ta phải hiểu, đó là không ai có thể dạy mình “khởi nghiệp” được cho dù người đó là chuyên gia hay diễn giả nổi tiếng nào đi chăng nữa. Cùng lắm họ chỉ có thể dạy cho ta “tinh thần khởi nghiệp”. Việc ta bắt đầu một sự nghiệp nghiêm túc trong đời và thành công với nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Bản thân chúng ta, ai cũng luôn không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân, nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng không phải cứ giỏi là được làm sếp to, không phải cứ tài năng là được trọng dụng. Điều này nghe qua thì có vẻ bi quan và bất công, nhưng khi sống đủ lâu chúng ta sẽ hiểu mọi thứ trên đời đều có lý do của nó và chúng ta phải học cách chấp nhận một cách văn minh.
Thành công không phải nhờ dậy sớm, mà là phải “THỨC” sớm |
Học cách chấp nhận cũng chính là con đường diệt Khổ mà Đức Phật dạy cho chúng sinh.
Khi vừa
ra trường hoặc khi đủ vốn liếng để bước vào đời, điều đầu tiên ta phải làm đó
là “lựa chọn” công việc của mình trong tương lai. Tất nhiên không phải trong mọi
trường hợp, đó là lựa chọn duy nhất cho mãi mãi về sau. Nhưng tại thời điểm đó,
ta coi đấy là con đường đúng nhất theo quan điểm mình. Do vậy, đừng bao giờ oán
trách quá khứ, vì nếu có thể quay ngược được thời gian, thì chúng ta cũng sẽ lựa
chọn như thế mà thôi.
Nếu
công việc hiện tại không còn làm ta thấy hứng thú, vui thích trong một thời
gian dài (vài tháng), thì đó là lúc ta cần tính toán cho việc thay đổi môi trường.
Ai cũng như ai, người già người trẻ thành đều thế cả. Chỉ có khác nhau ở cách
thực hiện.
Trẻ
con thì thích tuyên ngôn.
Hãy để
ý mà xem, các cháu mới lớn sẽ bắt đầu dự định của mình bằng cụm từ “tôi sẽ...”,
và 96,69% không bao giờ làm được điều mình nói. Mua cái điện thoại mới cũng phải
chạy đi hỏi khắp xóm để hỏi ý kiến họ xem sẽ mua màu gì, mua về thì cả danh
sách bạn bè biết mình chuẩn bị mua ốp lưng ở đâu... thì làm sao mà khá nổi? Người
càng trưởng thành họ sẽ càng ít nói về dự định cá nhân, đùng một cái là thấy họ
thành công liền.
Hãy tận
tâm với công việc mình đang làm
Ta
đang làm công ăn lương của công ty này, thì phải làm đủ công việc thuộc trách
nhiệm của mình và hãy thầm lặng chuẩn bị cho việc thay đổi môi trường bằng cách
gói ghém, hoàn thiện các hạng mục để thuận lợi cho công tác bàn giao sau này.
Người duy nhất ta cần thông báo là sếp đang trực tiếp phụ trách mình. Nên xin gặp
trực tiếp và trình bày rõ ràng về dự định của mình. Điều này sẽ giúp công ty sớm
ổn định về nhân sự khi ta rời đi. Đừng bô bô chia sẻ với mọi người trong nhóm
chat, đừng tinh tướng ra vẻ ta bất cần nơi đây. Vì như thế đi đến đâu em cũng
tiếp tục đổi việc mà thôi.
Chốn công sở ở đâu cũng có vấn đề giữa người với người. Từ tập đoàn đa quốc gia đến các cơ quan nhà nước cũng luôn có những hiềm khích, tỵ nạnh, ganh ghét lẫn nhau... chỉ là khác nhau về hình thức mà thôi. Đừng nghĩ rằng qua công ty mới mọi vấn đề sẽ được giải quyết, rằng công ty A với sếp B thì chắc chắn sẽ tốt hơn cái công ty hiện tại mình đang làm, hãy thôi ảo tưởng điều đấy.
Chọn công việc cũng như chọn quần áo, có những thứ ta thấy đẹp nhưng chưa chắc nó tốt, có những thứ tốt nhưng chưa chắc ta mặc vừa |
Thay đổi công việc, chỉ là dịch chuyển vấn đề của ta sang một nơi mới.
Cách
ta cần làm là thích nghi chứ không phải chống đẩy, gánh gồng. Khi ta chưa đủ sức
thì ta không thể dịch chuyển thiên hà. Nếu môi trường hiện tại quá tệ, hãy tự hỏi
mình có là một phần của sự “tệ” đó không?
Thường
thì ai cũng nhận mình vô can trong một tập thể toàn là bị can. Vì thế hãy thay
đổi mình trước khi sang nơi mới, tương lai ta chắc chắn sẽ còn va vấp nhưng ít
ra sẽ không va vấp cái mình đã từng sửa sai.
Những
quyển sách dạy làm giàu, dạy làm chủ cuộc đời... vẫn bán chạy sau mỗi lần
tái bản với mẫu số chung là đổ vào đầu em rằng ta là tuyệt vời, là duy nhất và
hãy làm tất cả những gì ta muốn.
Chúng
nó khuyên ta đừng làm nhân viên nữa, hãy vay tiền thuê đất sản xuất cái nọ cái
kia và làm chủ để thành công như cậu X chủ trang trại ở Hà Giang, cô Y chủ vựa
tôm ở Cà Mau...
Hãy đầu
tư khi điểm tựa của ta vững chắc
Đời mà
dễ thế thì còn gì là đời. Hãy đầu tư khi điểm tựa của ta vững chắc. Nếu bố ta
là tỉ phú thì việc mất vài trăm triệu chỉ là gió thoảng qua đồng. Nhưng nếu dồn
hết số tiền vài chục triệu dưỡng già của mẹ để đầu tư thì đó là tội ác, dù có
may mắn thành công thì vẫn là tội ác.
Chọn
công việc cũng như chọn quần áo, có những thứ ta thấy đẹp nhưng chưa chắc nó tốt,
có những thứ tốt nhưng chưa chắc ta mặc vừa. Dù cho ai đó có nói với ta rằng nếu
ta yêu công việc đang làm thì hãy “cháy” hết mình với nó, đừng quan tâm đến những
thứ khác. Hãy nhớ rằng, ta nên ưu tiên cho sự “phù hợp” với hoàn cảnh của
mình.
Nếu
gia cảnh ta còn quá khó khăn, nên chọn một công việc mà nguồn thu có thể hỗ trợ
gia đình, hoặc ít ra không phải xin tiền bố mẹ. Một cái áo có đẹp đến mấy mà mặc
không vừa thì cũng chỉ treo trong tủ lâu lâu lấy ra ngắm một chút cho đỡ nhớ chứ
tích sự gì đâu. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan và rời đi một cách
khôn ngoan. Một người đến vì phù hợp thì đi cũng vì phù hợp. Lựa cơm mà gắp mắm.
Thành công không bao giờ nhờ dậy sớm, mà là phải “thức” sớm.
Giấc mơ thì trên trời nhưng cuộc đời ở dưới đất.
Theo: Nguyễn Khanh
Nhưng làm sao để thức dậy sớm thì chả thấy ai nói gì cả. Em thấy thức dậy sớm chỉ tội buồn ngủ thôi
Trả lờiXóa